Thừa kế theo pháp luật

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương phần lý thuyết (Trang 34 - 36)

a. Khái niệm:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng thừa kế xác định theo quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người để lại thừa kế.

Hàng thừa kế thể hiện thứ tự được hưởng di sản của những người thừa kế được pháp luật quy định thành 3 hàng:

_ Hàng thứ 1 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

_ Hàng thứ 2 gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

_ Thừa kế thế vị

b. Trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật _ Không có di chúc

_ Di chúc không hợp pháp

_ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế

_ Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra còn áp dụng với phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực,…

c. Thứ tự ưu tiên thanh toán: Điều 683 BLDS B. Luật tố tụng dân sự

I. Khái niệm vụ việc dân sự và pháp luật về tố tụng dân sự:

_ KN: Những tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh doanh, thương mại, tranh chấp lao động và tranh chấp hôn nhân và gia đình nếu các bên không tự giải quyết được và không đưa ra trọng tài thương mại có thể đưa ra tòa án để giải quyết, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân thì những tranh chấp dân sự trở thành vụ án dân sự. Ngoài các vụ án dân sự, tòa cũng có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, gọi chung là việc dân sự.

_ Pháp luật tố tụng dân sự là tập hợp những quy định pháp luật về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, trình tự, thủ tục khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết các vụ việc dân sự, trình tự giải quyết các vụ việc dân sự tại tòa án, thi hành án dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những người tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và của các cá nhân, cơ quan tổ chức khác có liên quan trong qúa trình giải quyết vụ việc dân sự.

II. Những nguyên tắc của tố tụng dân sự: BLTTDS

III. Thẩm quyền của tòa án nhân dân:

1. Thẩm quyền theo vụ việc 2. Thẩm quyền theo cấp tòa án

3. Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

4. Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn và người yêu cầu 5. Thẩm quyền của tòa án đối với quyết định của cơ quan, tổ chức khác 6. Chuyển vụ án cho tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền: IV. Các giai đoạn của tố tụng dân sự:

1. Khởi kiện và thụ lý vụ án 2. Chuẩn bị xét xử

3. Xét xử sơ thẩm 4. Xét xử phúc thẩm

5. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

6. Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương phần lý thuyết (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w