Làm rõ được các khái niệm về QLCL, các cấp độ QLCL và triết lý xây dựng, vận hành hệ thống chất lượng Khái niệm về TQM và phân tích những

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHẤT LƯỢNG dạy học ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THEO TIẾP cận QUẢN lý CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (Trang 45 - 48)

dựng, vận hành hệ thống chất lượng. Khái niệm về TQM và phân tích những quan điểm nền tảng về TQM của Deming, Juran, Crosby; nêu được cấu trúc mô hình TQM áp dụng trong những loại hình tổ chức khác nhau.

- Cụ thể hóa việc áp dụng TQM trong nhà trường THPT đã làm rõ sự thích nghi của TQM trong giáo dục và quan niệm “khách hàng”, làm rõ việc tiếp cận hệ thống với phân tích vi mô nhà trường như một công cụ của TQM, đề xuất được một mô hình TQM trong QLCL nhà trường THPT.

- Đã phân tích và xác định rõ các hoạt động chính trong QLCL dạy học với 3

chủ thể quản lý (hiệu trưởng, giáo viên, học sinh) trong quá trình dạy học; hình thành được các nhóm yếu tố tạo thành chất lượng dạy học.

- Xây dựng được một mô hình QLCL dạy học ở trường THPT theo tiếp cận TQM với các thành phần: hoạch định chiến lược TQM; hệ thống QLCL dạy học và quản lý các quá trình hướng tới khách hàng; môi trường văn hóa chất lượng, xây dựng nhóm làm việc, hệ thống thông tin, công cụ kiểm soát chất lượng. Mô hình này sẽ góp phần vào tri thức lý luận trong việc đổi mới quản lý dạy học ở nhà trường trung học phổ thông.

2- Về thực trạng

- Qua các số liệu thống kê về tình hình QLCL giáo dục phổ thông cả nước của Bộ GD&ĐT, Luận án đã khái quát được tình hình QLCL giáo dục phổ thông ở Việt

Nam và nêu một số vấn đề đặt ra về tồn tại chung của QLCL giáo dục phổ thông. - Qua các số liệu thống kê tại Sở GD&ĐT Bình Định, Luận án đã phản

ảnh vài nét về KT-XH, khái quát tình hình phát triên giáo dục chung và đặc điểm tình hình phát triển giáo dục THPT tỉnh Bình Định.

- Để đánh giá thực trạng QLCL dạy học ở trường THPT, Luận án đã tiến hành khảo sát thực tiễn tại tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát cho thấy, các trường THPT đã quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học; hoạt động giảng dạy của GV đã thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định về chuyên môn; hoạt động học tập của HS được quản lý chặt chẽ nề nếp. Công tác đổi mới PPDH, việc ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và cấp độ nhận thức đã có những chuyển biến bước đầu. Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS chưa được nhiều, chưa linh hoạt.

- Tình hình chung về QLCL dạy học THPT vẫn còn một số tồn tại như: Phương pháp tiếp cận về QLCL chủ yếu đánh giá chất lượng nhằm vào mục tiêu mà coi nhẹ quá trình; Việc đánh giá còn nặng về thanh tra, kiểm tra của cấp trên chưa chú trọng việc tự kiểm tra, tự đánh giá, tự cải tiến CLGD của trường và GV; Chủ thể thực hiện QLCL vẫn được coi là

của hiệu trưởng, vai trò tự QLCL của GV và HS chưa được huy động và quan tâm đúng mức. Công tác kiểm định CLGD chưa được sự hưởng ứng tích cực từ các trường THPT do cơ chế KĐCL hiện nay chưa tạo được động lực cho các trường tham gia đánh giá ngoài.

3-Về các biện pháp đề xuất: Để QLCL dạy học ở trưởng THPT theo tiếp cậnTQM, Luận án đã đề xuất 9 nhóm biện pháp. Khi triển khai các nhóm biện TQM, Luận án đã đề xuất 9 nhóm biện pháp. Khi triển khai các nhóm biện

pháp, nhà trường THPT cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống. Việc tập trung các nguồn lực để thực hiện các nhóm biện pháp một cách mạnh mẽ sẽ tạo nên một sự chuyển biến chất lượng tốt hơn trong dạy học hiện nay của nhà trường. Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm, thử nghiệm và có thể khẳng định rằng, Luận án đã hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ nghiên

cứu và giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh.

* KHUYẾNNGHỊ NGHỊ

1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nghiên cứu xây dựng việc đổi mới nội dung Quy định về tiêu chuẩn đánh

giá chất lượng giáo dục trường THPT theo quan điểm đánh giá chất lượng theo quá trình; Cần có chính sách tạo động lực cho trường THPT tích cực tham gia KĐCL.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành chương trình giáo dục THPT mới, đáp ứng được yêu cầu hình thành các năng lực cần thiết cho học sinh THPT thích ứng với cuộc sống trong thế kỷ 21.

- Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và GV trường THPT về các

tiếp cận mới trong quản lý chất lượng nhà trường; về các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; về quy trình dạy học theo tiếp cận chuẩn quốc tế.

2.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức tập huấn về QLCL và Quy định tiêu chuẩn đánh giá CLGD; triển

khai tốt việc KDCL đối với các trường THPT đăng ký đánh giá ngoài.

- Tạo điều kiện cho CBQL các trường nâng cao năng lực QLCL dạy học

thông qua việc tổ chức hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý.

3.Đối với trường trung học phổ thông

- Nhà trường cần thành lập Bộ phận QLCL để tổ chức triển khai áp dụng hệ

thống chất lượng, tiến hành xây dựng hệ thống tài liệu chất lượng để thực hiện. - Cán bộ quản lý và GV cần am hiểu các khái niệm về chất lượng,

QLCL và mô hình TQM; GV cần nắm vững các kỹ năng xây dựng hồ sơ dạy học theo các bước của quy trình dạy học.

- Quản lý chất lượng dạy học theo tiếp cận TQM đòi hỏi có sự cam kết và quyết tâm cao của mọi thành viên trong nhà trường. Nhà trường cần đề cao trách nhiệm tự QLCL giảng dạy của GV; tổ chức, hướng dẫn cho HS tự QLCL học tập. Nhà trường rất cần thiết phải hình thành một môi trường văn hóa chất lượng để thực thi TQM thành công.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Võ Ngọc Vĩnh (2007), “Thực trạng và giải pháp quản lí dạy học tin học ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Định”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 21 (06/2007), Viện Khoa học Giáo dục.

2. Võ Ngọc Vĩnh (2013), “Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường phổ thông theo tiếp cận TQM”, Tạp chí Khoa học Giáo dục,

số 90 (3/2013), Viện Khoa học Giáo dục.

3. Võ Ngọc Vĩnh (2013), “Tiếp cận hệ thống – một công cụ của TQM trong quản lí chất lượng trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt (4/2013), Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Võ Ngọc Vĩnh (2013), “Mô hình quản lí chất lượng trường trung học phổ thông theo tiếp cận TQM”, Tạp chí Giáo dục số 312 (kỳ 2,6/2013), Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHẤT LƯỢNG dạy học ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THEO TIẾP cận QUẢN lý CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w