Một số kiến nghị nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm sữa Milo

Một phần của tài liệu Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường cho sản phẩm sữa milo của tập đoàn NESTLÉ (Trang 44 - 50)

1 Quyết định chất lượng sản phẩm.

4.2. Một số kiến nghị nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm sữa Milo

phẩm sữa Milo

Tổng quan về thị trường sữa Việt Nam

Hiện nay tại thị trường sữa Việt Nam có khoảng hơn 50 doanh nghiệp kinh doanhngành sữa cùng tranh giành thị trường tiềm năng 90 triệu dân. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng của ngành sữa khácao. Tính đến năm 2017 người Việt tiêu thụ 1,333 triệu lít sữa nước và 127,4 nghìn tấn sữa bột, bình quân sử dụng 26l sữa/người/năm. Với tổng thu ngành 100.000 tỷ đô/năm.

Thị trường sữa bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính đó chính là: sữa bột, sữa nước, sữa đặc và sữa chua, trong đó sữa bột và sữa tươi chiến ¾ tỉ lệ các sản phẩm sữa được sản xuất và bán ra. Các công ty sữa Việt Nam mạnh tại phân khúc sữa nước, còn các công ty nước ngoài nhắm vào các phân khúc sữa bột. Có thể kể đến các công ty Việt mạnh ở phân khúc sữa nước như : Vinamilk, Lothamilk, Th True Milk,… Ngoài ra các công ty sữa trong nước còn tập trung vào phân khúc sữa bột giá thấp vì tính bất ổn của phân khúc sữa bột. Còn các công ty nước ngoài mạnh ở phân khúc sữa bột như: Abott, Dutch Lady, Nestle,...

Trong các doanh nghiệp đang kinh doanh sữa thì Vinamilk, Dutch Lady và Neslte là 3 công ty sữa lớn nhất cả nước, tính đến năm 2017 thị phần sữa Vinamilk đạt đến con số là 48.7% , Dutch Lady đạt 25.7% và Nestle đạt khoảng 9.1%. Còn lại là những doanh nghiệp sản xuất sữa khác.

Một số kiến nghị nhằm mở rộng thị trường sữa milo:

- Bán hàng trực tuyến:

Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu cũng có thể tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, giao dịch với khách hàng. Với những khách hàng bận rộn thì đây được coi là ưu điểm vì khách hàng có thể ngồi nhà và chọn món hàng yêu thích bằng cách click chuột. Không cần phải cảnh chen lấn và xếp hàng dài vào giờ cao điểm ở các siêu

tại một số địa điểm bán hàng. Họ chỉ mất một ít thời gian để có thể so sánh được giá cả, thành phần dinh dưỡng với các thương hiệu sữa khác và nhanh chóng mua được những sản phẩm milo nước, milo bột,… mà mình yêu thích.

Ngoài ra, việc bán hàng trực tuyến sẽ làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu trong mắt người dùng nhờ tốc độ lan truyền mạnh mẽ của Internet. Với sức mạnh số, quản lí trong bán hàng trực tuyến được diễn ra dễ dàng và dễ dàng xem xét các cập nhật. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán của khách hàng cũng được thực hiện dễ dàng và không mất nhiều thời gian.

- Mở rộng quan hệ công chúng

Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành nên khái niệm rộng đó là hoạt động tổ chức dư luận xã hội và dư luận thị trường. Hoạt động dư luận xã hội có một số nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ bảo đảm cho doanh nghiệp có tiếng tốt, xử lý các tin đồn, các hình ảnh bất lợi đã lan tràn ra ngoài. Tuyên truyền có tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết của xã hội, có khả năng thuyết phục người mua lớn, và ít tốn kém nhiều hơn so với hoạt động của quảng cáo

- Mở rộng sang thị trường nước ngoài

Ngoài đẩy mạnh truyền thông trong nước thì mở rộng truyền thông nước ngoài cũng là một trong những chiến dịch marketing được nhiều doanh nghiệp sữa trú trọng. Hiện nay ,Việt nam xuất khẩu chính ngạch sữa và các sản phẩm từ sữa đến gần 50 nước trên thế giới.

Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo của Hiệp hội Sữa Việt Nam, trong năm 2018, doanh thu ngành sữa ước đạt 109.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017. Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2018, giá trị kim ngạch XK sữa và sản phẩm từ sữa liên tục tăng, từ 84,47 triệu USD năm 2016 tăng lên 82,65 triệu USD năm 2017 và 129,68 triệu USD năm 2018. Giá trị kim ngạch XK trung bình cả giai đoạn tăng trưởng là 27,37%. Trong 3 tháng đầu năm 2019, giá trị kim ngạch XK sữa đạt 48,6 triệu USD. Trong đó, các thị trường XK chính là: Iraq, Hồng Kông, Trung Quốc, Afganistan, Philippines và một số nước khác như UAE, Lào, Myanma, Nhật Bản…

Công ty sữa Nestle cần tập trung sản xuất sữa Milo theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu … Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, nắm bắt xu hướng tăng trưởng của ngành, tiến hành mở rộng trang trại bò sữa để tăng tỷ lệ tự chủ nguồn cung. Nhờ đó, có thể kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu sữa đầu vào, giảm ảnh hưởng từ sự biến động giá nguyên liệu trên thế

giới; đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe của thị trường

- Dịch vụ

Dịch vụ giao hàng tận nơi, cước phí chuyển phát nhanh tiết kiệm đặc biệt cho đơn hàng đi các tỉnh hay những đơn hàng có trọng lượng lớn,… Hỗ trợ, chăm sóc xuyên suốt 24/24 từ đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp của công ty Nestle nếu khách đang có nhu cầu chuyển phát nhanh lấy tại nhà và phát hàng tại nơi.

Dịch vụ đổi trả trong vòng 48h nếu như khách hàng thấy sản phẩm sữa này không phù hợp với bản thân hay bất kì một vấn đề nào khác từ sản phẩm sữa .Khách hàng có thể đổi từ sản phẩm sữa bột sang thức uống dinh dưỡng hoặc ngược lại …

KẾT LUẬN

Để đạt được vị thế như hiện nay trên thị trường, Nestlé đã trải qua một quá trình dài tìm kiếm những con đường phù hợp với bản chất công ty cũng như với hoàn cảnh chung của nền kinh tế. Chính vì thế, mỗi bước tiến của Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới này, đều là một minh chứng cho sự đúng đắn trong chiến lược của họ. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp sữa Việt Nam nói riêng hoàn toàn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, để phát triển sản xuất - kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong nghiên cứu quá trình triển khai chiến lược marketing sản phẩm, những thành công và thất bại của Tập đoàn Nestlé được đúc kết là:

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để thành công

Chất lượng ở đây được hiểu là những thuộc tính của sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của Tập đoàn Nestlé được "chuẩn hóa" tuân thủ theo một công thức nhất định, song vẫn đảm bảo thích nghi với từng địa phương mà Việt Nam là một ví dụ điển hình. Từ khi tham gia vào thị trường Việt Nam, Nescafé thể hiện rõ sự đột phá sáng tạo và không ngừng cải tiến sản phẩm. Họ liên tục đưa ra thị trường nhiều sản phẩm cà phê hòa tan với đa dạng bao bì, mẫu mã. Đối với Nescafé, chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu và mỗi một ly café là kết quả của một quá trình thấu hiểu thói quen, xu hướng người tiêu dùng Việt Nam.

Tại Việt Nam, Nestlé sản xuất các sản phẩm được làm từ những hạt cà phê chất lượng, với bí quyết rang hạt để đạt được màu sắc và mùi thơm tự nhiên, qua quá trình chế biến và hòa trộn với đường và sữa cho ra một loạt sản phẩm mới với hương vị hoàn hảo. Với đặc tính mùi cà phê thơm hơn, vị cà phê mạnh hơn (hàm lượng cà phê nhiều hơn), sản phẩm Nestcafe mới hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2007, Nestcafe đã đưa ra thị trường loạt sản phẩm mới, với công thức cải tiến cho cả 3 loại Nescafé 3in1 đậm vừa, đậm đà, đậm đà hơn. Và sản phẩm mới nhất được tung ra thị trường gần đây là Nestcafé lon. Điều này càng khẳng định rằng, Nestcafé luôn tìm cách nắm bắt nhu cầu của thị trường. Người tiêu dùng ngày nay cần những sản phẩm mang tính tiện dụng cao và phù hợp với cuộc sống hiện đại luôn bận rộn. Và cho đến nay, các sản phẩm cafe uống liền đóng lon tại thị trường Việt Nam hầu hết là những sản phẩm nhập khẩu. Qua kinh nghiệm và nghiên cứu, Công ty nhận thức được nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với cafe uống liền có hương vị đậm đà của cafe Tây Nguyên. Vì vậy mà từ năm 2007, Công ty Nestlé Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và đầu tư sản xuất cafe đóng lon. Đến ngày 3/11/2009, những sản

phẩm “NESCAFÉ” đóng lon đầu tiên “Made in Việt Nam” đã chính thức có mặt tại TP. Hồ Chí Minh. Điều này đã tạo được sự thích thú và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trẻ tuổi Việt Nam.

Thứ hai, thay đổi chiến lược marketing theo hướng thích nghi hóa

Để thích ứng với môi trường cạnh tranh ở địa phương và sự linh hoạt của các thương hiệu sân nhà, Nestcafé đã áp dụng chiến lược “địa phương hoá” về cả thông điệp và hương vị sản phẩm để phù hợp với bản địa. Có thể nói thành công lớn của Nescafé tại thị trường Việt Nam có một phần không nhỏ từ việc mạnh dạn dám nhìn nhận chiến lược, thông điệp quảng cáo của mình không còn phù hợp khi Trung Nguyên tung sản phẩm cà phê G7 (23/11/2003) với chiêu “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” và các thông điệp kêu gọi tinh thần xây dựng thương hiệu nông sản, đòi lại công bằng cho ngành Cà phê và người trồng cà phê Việt Nam… Nescafé nhanh chóng thay đổi thông điệp toàn cầu, từ “Nescafé - khởi đầu ngày mới” sang “100% cà phê Việt Nam" cũng như mở chiến dịch truyền thông với slogan "hương vị Việt Nam hơn"; đồng thời đưa ra ba loại cà phê mới. Sự thay đổi thông điệp, chiến lược nhằm thích nghi hóa với thị trường của Nescafe cho thấy quyết tâm không ngừng hoàn thiện chính mình nhằm mang đến ngày càng nhiều hơn giá trị gia tăng cho khách hàng.

Đặc biệt là sự ra đời của Nescafé Việt riêng cho thị trường Việt Nam cạnh tranh cùng G7 2in1 và gần đây là hình ảnh bao bì Nescafé mới tung ra tại thị trường Hà Nội sử dụng hình ảnh văn hóa cùng những câu chuyện lịch sử đáng tự hào của dân tộc Việt Nam như một chiến thuật tâm lý đánh vào tâm trí, truyền thống tự hào yêu nước của người dân Hà Nội. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm của Nescafé.

Thứ ba, liên kết, mua lại để mở rộng dòng sản phẩm, thích ứng nhanh với những biến đổi của thị trường

Để nhanh chóng mở rộng được dòng sản phẩm, tiếp cận nhanh hơn với thông tin về nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra năng lực tốt hơn trong việc triển khai các phương án sản xuất mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt trong chiến lược xâm nhập thị trường mới thì chiến lược liên kết, mua lại trong sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực. Điều này được rút ra từ kinh nghiệm của Tập đoàn Nestlé. Nhờ chiến lược này, Nestlé không tốn nhiều nhân lực và vốn đầu tư cho nghiên cứu phát triển và sản xuất. Cụ thể là: Nestlé liên minh với Coca Cola để hưởng lợi từ hệ thống đóng chai trên toàn thế giới của Coca Cola và chuyên môn về đồ uống đã pha chế, hoặc Nestlé mua Indofood, nhà sản xuất mì lớn nhất

những phát triển về khâu tự sản xuất mà còn về các mối quan hệ liên minh với các tập đoàn khác để làm cho “giỏ” sản phẩm thêm phong phú và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đó cũng là lý do hơn 20 năm qua, Nestle không ngừng phát triển lớn mạnh và vươn ra toàn thế giới, đè bẹp nhiều đối thủ cạnh tranh.

Milo được biết đến là một thương hiệu gắn liền với những sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng với hương vị dễ uống thích hợp cho cả trẻ con và người lớn, giá thành rẻ nên được ưa chuộng tại khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Đóng góp cho thành tựu to lớn này ngoài chất lượng sản phẩm còn có chiến lược Marketing của Milo được tính toán, sắp xếp một cách hợp lý, khôn khéo, triển khai theo nhiều phương thức đa dạng, sáng tạo. Với một chiến lược hợp lí, lấy chất lượng sản phẩm của thương hiệu là các tiêu chí cạnh tranh hàng đầu. Dòng sản phẩm sữa Milo với các mặt hàng đa dạng, thiết kế rõ ràng đã tạo dấu ấn tốt trong lòng của khách hàng, cũng như xây dựng niềm tin vững chắc nơi người tiêu dùng, và đã khẳng định được vị thế của của mình trong thị trường sữa đầy sự cạnh tranh khốc liệt.

Doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển được hơn nữa phải hiểu những thiếu sót của mình, đồng thời phát huy những cái tốt và không ngừng phát triển, thay đổi để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng ngày càng cao.

Ngày nay, có thể nói rằng, trên thị trường các doanh nghiệp cạnh tranh rất gay gắt. Để tồn tại và phát triển, tất cả mọi doanh nghiệp đều vừa phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, vừa phải tìm mọi cách thuyết phục và lôi kéo khách hàng. Việc phân đoạn thị trường bước đầu đã giúp cho Milo xác định được thị trường mục tiêu để có thể thâm nhập vào nó một cách có hiệu quả, tránh được những rủi ro đáng tiếc. Với những chiến lược định vị đã nêu, Milo ngày càng định vị thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng và có vị trí dẫn đầu trong thị trường tiêu dùng sữa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường cho sản phẩm sữa milo của tập đoàn NESTLÉ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w