Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớ

Một phần của tài liệu CHỦ đề 1 GD đp hưng yên (Trang 25 - 29)

III. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớ

2.1. Tìm hiểu dấu tích của con người trên đất Hưng Yên

a) Mục tiêu: Kể tên được một số di tích khảo cổ học tiêu biểu đã tìm thấy được dấu

tích con người ở Hưng Yên.

b) Tổ chức thực hiện

– GV giao nhiệm vụ cho đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:

+ Dấu tích về con người trên địa bàn Hưng Yên đã được tìm thấy ở đâu?

+ Di cốt của con người được tìm thấy trên địa bàn Hưng Yên thuộc thời đại nào?.

– HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân hoặc cặp đôi, GV hỗ trợ HS nếu cần.

– GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác nhận xét.

– GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức cho HS. GV có thể hỏi mở rộng: Em hãy kể tên những dấu tích về con người nguyên thủy trên lãnh thổ Việt Nam. So

sánh niên đại của người con người nguyên thủy trên đất Hưng Yên với dấu tích về con người nguyên thủy trên lãnh thổ Việt Nam. GV có thể mở rộng yêu cầu HS

giới thiệu về một trong số các di tích nếu trường học hoặc địa phương HS gần các di tích này.

c) Sản phẩm

– Dấu tích về con người trên đất Hưng Yên được tìm thấy trong các mộ táng ở thôn Động Xá (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động), thôn Đởm và thôn Bình Trì (thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi) và thôn Bình Kiều (xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu). Trong đó, Động Xá là di chỉ quan trọng với khoảng 100 mộ táng.

tương ứng với văn hóa Đông Sơn.

– Dấu tích về con người đầu tiên ở Việt Nam được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) cách ngày nay khoảng 40 vạn năm thuộc thời đại đá cũ. Niên đại của người nguyên thủy trên lãnh thổ Hưng Yên xuất hiện muộn hơn.

2.2. Tìm hiểu các các di tích tiêu biểu thời kì nguyên thủy trên đất Hưng Yên

a) Mục tiêu

– Kể tên được một số di tích khảo cổ học tiêu biểu ở Hưng Yên thời nguyên thủy. – Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay.

b) Tổ chức thực hiện

– GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc thông tin bảng 1 và thực hiện nhiệm vụ: + Kể tên các di tích tiêu biểu của thời kì nguyên thủy trên đất Hưng Yên.

+ Việc phát hiện nhiều dấu tích về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất Hưng Yên chứng tỏ điều gì?

– HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân hoặc nhóm, GV hỗ trợ HS.

Lưu ý: Nếu tổ chức HS làm việc theo nhóm, ở nhiệm vụ thứ nhất, GV có thể yêu cầu HS: Sử dụng lược đồ hành chính của Hưng Yên ngày nay và điền tên các di tích tiêu biểu của thời nguyên thủy trên đất Hưng Yên. Sau đó, thảo luận nội dung nhiệm vụ thứ hai.

– GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các nhóm HS khác bổ sung, góp ý và hoàn thiện câu trả lời.

– GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS. GV có thể giới thiệu thêm về trống đồng Động Xá – một trong những hiện vật tiêu biểu của Hưng Yên thời kì nguyên thủy để làm rõ hơn những dấu tích của văn hóa Đông Sơn trên đất Hưng Yên. GV có thể mở rộng yêu cầu HS giới thiệu về một trong số các di tích nếu trường học hoặc địa phương HS gần các di tích này.

c) Sản phẩm

– Các di tích tiêu biểu ở Hưng Yên thời nguyên thủy theo bảng 1.

– Việc phát hiện nhiều di tích khảo cổ học trên đất Hưng Yên có thể khẳng định, Hưng Yên là địa bàn có người Việt cổ sinh sống và tụ cư đông đúc vào thời đại kim khí (thời kì văn hóa Đông Sơn).

2.3. Tìm hiểu về đời sống của cư dân nguyên thủy trên đất Hưng Yên

a) Mục tiêu

− Trình bày được những nét cơ bản về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân nguyên thủy trên đất Hưng Yên thông qua các hiện vật tìm được.

b) Tổ chức thực hiện

− GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát các hình ảnh, kết hợp với đọc tư liệu, mô tả những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân nguyên thủy trên địa bàn Hưng Yên?

− HS thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức làm việc nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn hoặc mảnh ghép).

− GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

− GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS.

c) Sản phẩm

− Đời sống vật chất:

+ Nông nghiệp lúa nước, sử dụng trâu làm sức kéo trong sản xuất.

+ Vẫn duy trì hái lượm và săn bắt những sản phẩm dưới nước như tôm, cua, cá, vỏ sò,...

+ Biết làm đồ gốm, dệt vải,.... − Đời sống tinh thần:

+ Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức, như: vòng tay, khuyên tai, chuông đồng,… + Biết trang trí nhiều loại hoa văn trên trống đồng, thạp đồng

+ Biết nhuộm vải,…

+ Biết chôn người chết ở nơi cư trú.

2.4. Tìm hiểu về thời dựng nước ở Hưng Yên

a) Mục tiêu

− Kể được các di tích biểu liên quan đến vùng đất Hưng Yên thời dựng nước. – Liên hệ được các di tích cổ xưa trên địa bàn tỉnh Hưng Yên gắn với địa danh hành chính hiện nay.

− GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:

+ Dấu tích thời kì dựng nước trên đất Hưng Yên thể hiện qua những di tích nào? + Những di tích đó nói lên đóng góp gì của nhân dân Hưng Yên trong thời kì dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.

− HS thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức làm việc nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn hoặc mảnh ghép). GV có thể yêu cầu HS: Sử dụng lược đồ hành chính của Hưng Yên ngày nay và điền tên hoặc lập bảng thống kê giới thiệu các di tích tiêu biểu của thời dựng nước trên đất Hưng Yên. Sau đó, thảo luận nội dung nhiệm vụ thứ hai.

− GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

− GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS. GV có thể mở rộng bằng việc cho HS giới thiệu về truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung và nêu ý nghĩa của truyền thuyết đó. GV có thể mở rộng yêu cầu HS giới thiệu về một trong số các di tích thờ tự tướng lĩnh liên quan nếu trường học hoặc địa phương HS gần các di tích này.

c) Sản phẩm

− Dấu tích thời dựng nước ở Hưng Yên:

+ Truyền thuyết Chử Đồng Tử, Tiên Dung ở đầm Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu), đền Đa Hòa – Dạ Trạch (huyện Khoái Châu) và các di tích thờ tự Chử Đồng Tử trên đất Hưng Yên,...

+ Đền thờ các tướng lĩnh chống ngoại xâm thời dựng nước như: đậu Tam Đa (Phù Cừ), đền Hương Quất (Khoái Châu), đình An Xá (Kim Động),… thời Hùng Vương.

+ Truyện về các nhân vật giúp An Dương Vương đánh giặc: Minh Lang, Lân Công và Dinh Công (xã Vân Du, huyện Ân Thi); Minh Lang, Hiền Công và Quai Công (xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi); Trương Hoàng, Trương Tích (xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ); 5 anh em họ Nguyễn ở Đanh Xá (xã Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi),...

− Đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong xây dựng và bảo vệ đất nước: + Xây dựng đất nước: Chử Đồng Tử – Tiên Dung.

+ Bảo vệ đất nước: nhân dân Hưng Yên cùng các tướng lĩnh giúp Hùng Vương và An Dương Vương chống giặc ngoại xâm.

Một phần của tài liệu CHỦ đề 1 GD đp hưng yên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w