Tìm hiểu Hưng Yên với chiến thắng Bạch Đằng năm

Một phần của tài liệu CHỦ đề 1 GD đp hưng yên (Trang 34 - 37)

III. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

4. Hoạt động 4: Vận dụng

2.4. Tìm hiểu Hưng Yên với chiến thắng Bạch Đằng năm

a) Mục tiêu

− Kể được các di tích tiêu biểu liên quan đến kháng chiến chống Nam Hán của Ngô Quyền.

− Nêu được đóng góp của nhân dân Hưng Yên đối với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

b) Tổ chức thực hiện

− GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Vì sao Ngô Quyền chọn Kê Lạc là nơi đóng đại bản doanh?

+ Đóng góp của nhân dân Hưng Yên đối với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. − HS thực hiện nhiệm vụ dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm.

− GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

− GV nhận xét, chuẩn kiến thức cho HS.

c) Sản phẩm

− Kê Lạc (nay thuộc thị trấn Vương và xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ). Đây là vùng lau sậy um tùm, thế đất bằng phẳng, rộng lớn, là trung tâm đầu mối giao thông với nhiều địa phương. Với vị trí địa lí thuận lợi, được các sông Hồng, sông Luộc, sông Thái Bình bồi đắp, Tiên Lữ là vùng đất trù phú đông dân cư, sẵn lúa gạo, thuận lợi cho việc tích trữ, chuẩn bị lương thảo.

− Đóng góp của nhân dân Hưng Yên đối với chiến thắng Bạch Đằng năm 938: phối hợp tác chiến của tướng quân Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (nay thuộc thành phố

Hưng Yên) và sự giúp đỡ của nhân dân các thôn Tiên Xá, Dị chế (nay thuộc huyện Tiên Lữ).

Lưu ý: Đây là nội dung HS đã học trong chương trình Lịch sử và Địa lí 6. Vì vậy,

GV nên tập trung vào những nội dung có sự đóng góp của nhân dân Hưng Yên, như: nói rõ về di tích Kê Lạc, tướng quân Phạm Bạch Hổ.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

GV cho HS trả lời câu hỏi trong sách học sinh và chú trọng cho HS thảo luận về đóng góp của nhân dân Hưng Yên trong các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện các nhiệm vụ 3, 4 trong sách học sinh ở lớp hoặc ở nhà, tùy vào điều kiện dạy học cụ thể.

3. Kể tên di tích lịch sử khác liên quan đến thời kì Bắc thuộc ở địa phương em (nếu có).

4. Sưu tầm tranh, ảnh và câu chuyện liên quan đến các di tích thờ các tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục và cuộc kháng chiến chống Nam Hán của Ngô Quyền ở Hưng Yên.

Hai hoạt động này GV có thể cho HS tìm hiểu ở nhà, sau đó trình bày ở lớp vào giờ học kế tiếp để lấy điểm kiểm tra quá trình cho HS. Hoạt động báo cáo sản phẩm cho HS có thể được tổ chức linh hoạt dưới hình thức một cuộc thi hay một triển lãm tranh ảnh liên quan đến các dấu tích của thời kì Bắc thuộc trên đất Hưng Yên.

CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KỂ DÂN GIAN HƯNG YÊN (4 – 5 tiết) I. MỤC TIÊU

Sau chủ đề này, HS:

– Nêu được tên một số truyện kể dân gian tiêu biểu ở Hưng Yên. – Kể lại được một số truyện kể dân gian tiêu biểu ở Hưng Yên. – Nêu được ý nghĩa của một số truyện kể dân gian ở Hưng Yên.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

– Năng lực tìm hiểu văn hóa địa phương thông qua việc kể được một số truyện kể dân gian tiêu biểu ở Hưng Yên; kể lại được một số truyện kể dân gian tiêu biểu ở Hưng Yên.

– Năng lực nhận thức và tư duy về văn hóa địa phương thông qua việc nêu được ý nghĩa của một số truyện kể dân gian ở Hưng Yên.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ, thông qua việc tham gia các hoạt động học tập.

– Phẩm chất yêu nước, bồi dưỡng lòng tự hào những đóng góp của quê hương đối với sự nghiệp giữ nước của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, ảnh và các truyện kể dân gian Hưng Yên. – Máy chiếu (nếu có).

III. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Dự kiến chủ đề này gồm 4 – 5 tiết sau:

- Tiết 1. Giới thiệu chung về chủ đề và truyền thuyết ở Hưng Yên. - Tiết 2: Truyện cổ tích ở Hưng Yên.

- Tiết 3. Truyện cười và giai thoại ở Hưng Yên.

- Tiết 4, 5. Tổ chức cuộc thi kể chuyện truyện kể dân gian Hưng Yên hoặc diễn tiểu phẩm.

Trong quá trình dạy học thực tiễn, có thể linh hoạt điều chỉnh số lượng tiết của các nội dung dạy học nhưng không làm đổi thời lượng dạy học.

Ở phần luyện tập, vận dụng từng tiết, GV có thể linh hoạt áp dụng theo gợi ý từ phần luyện tập, vận dụng chung.

1. Hoạt động 1: Mở đầu

GV có thể cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến các di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung hoặc một số đền thờ các tướng lĩnh ở Hưng Yên có liên quan đến các truyện kể trong bài học như Hương Thảo, Tống Trân – Cúc Hoa để dẫn dắt vào bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Một phần của tài liệu CHỦ đề 1 GD đp hưng yên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w