B ảng 1-9 Chọn hệ số quá nhiệt theo chiều dày vật đúc
3.3 NGHIÊN CỨU TINH LUYỆN
Từ kết quả phân tích trên tiến hành tính toán bổ xung các thành phầnMn, Si như
sau:
Lượng FeMn cần bổ xung thêm:
FeMn(kg) = 250(14% -11,54%)x100/68 = 9 kg Tương tự lượng FeSi cần bổ xung thêm:
250(0,90% - 0,74%)x100/70 = 0,57kg
Cân lần lượt FeMn, và FeSi với lượng đã tính toán trên, rồi bổ xung vào lò, đồng thời tăng điện trở lại chờ cho Ferro tan hết, tiến hành vớt xỉ 2-3 lần giống như
trên. Đo nhiệt độ thép lỏng đạt 1520-1550oC tiến hành khử sâu oxi bằng nhôm dẻo, Cách tiến hành như sau: cân lượng nhôm dẻo ~ 0,1% lượng nước thép trong nồi, (khoảng 250g) chia làm 2 phần, một phần bỏ vào trong nồi trung gian, nửa còn lại, dìm vào trong nồi thép lỏng càng sâu càng tốt, lợi dụng sự khuấy trộn của lò thép cuốn nhôm dẻo vào tạo phản ứng cháy khử oxi, sau đó đúc mẫu phân tích
thành phần hóa học. Rót thép ra nồi trung gian, từ nồi trung gian đưa mẻ thép đi rót khuôn mẫu thử kéo, thử độ cứng, sau cùng rót vào các khuôn đúc.
Khuôn đúc mẫu thử kéo được chuẩn bị sẵn theo tiêu chuẩn ΓOCT 977-88, bản vẽ xem phần phụ lục.
Kết quả phân tích mẻ thép sau tinh luyện như sau: bảng 3-5
Tên
NTHK % C % Si % Mn % P % S %Cr %Ni %Cu
KQPT 1,08 0,84 13,54 0,08 0,02 0,05 0,25 --
So sánh với tiêu chuẩn:
%C %Si %Mn %Cr %Ni %Cu %S %P
0,90-1,40 0,80-1,00 11,5-15,0 1,00 max 1,00 max 0,30 max 0,05 max 0,12 max
Lặp lại các thí nghiệm như trên thu được kết quả thành phần các mẻ thép sau:
Bảng 3-6 Bảng kết quả phân tích thành phần hóc học các mẻ thép. Mẻ số % C % Si % Mn % P % S %Cr %Ni %Cu Mẻ 1 1,08 0,84 13,54 0,081 0,021 0,05 0,07 -- Mẻ 2 1,14 0,91 13,01 0,070 0,033 0,04 0,17 -- Mẻ 3 1,17 0,89 12,86 0,079 0,038 0,04 0,08 -- Mẻ 4 9,81 0,81 13,50 0,081 0,028 0,02 0,11 -- Các mẻ luyện đều đồng thời tiến hành đúc mẫu thử kéo, thử độ cứng, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong mục (3.6).
Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6
Khuôn đúc mẫu thử cơ tính cắt lấy mẫu Mẫu kiểm tra thành phần hóa học