h – chiều cao mức kim loại trong cốc rót bên trên vị trí xác định áp lực, m.
ρ – khối lượng riêng của kim loại lỏng , kg/m3.
g – gia tốc trọng trường ≈9,81 m2/s.
Ptđ – Áp lực thủy động, và áp lực do dãn nở nhiệt gây ra làm gia tăng áp lực thâm nhập kim loại vào khuôn khi rót, giá trị của nó xác định theo kinh nghiệm..
Do đó áp lực chân không tác dụng phụ thuộc vào chiều cao mức kim loại trong cốc rót. Vật đúc càng cao, yêu cầu của áp lực chân không càng lớn tương ứng để
khuôn có đủđộ cứng vững khi rót. Áp lực này đồng thời cũng ảnh hưởng đến tốc
độ nguội của kim loại. Dưới tác dụng của nó , lớp kim loại nằm sát bề mặt tiếp xúc với thành khuôn sẽ nguội nhanh chóng và hình thành lớp vỏ cứng. Lớp vỏ
cứng này hình thành ngay lập tức sau khi rót kim loại lỏng vào khuôn, và bịt kín các lỗ hổng của thành khuôn.
Áp suất chân không thường chọn trong khoảng: 40-80KPa ( ~0,44-0,87kg/cm2). Giới hạn trên dùng cho chi tiết đúc cỡ lớn.
1.3.3.2 Lựa chọn nhiệt độ rót thép
Nhiệt độ rót thép có vai trò khá quan trọng, chọn được nhiệt độ rót thép hợp lý góp phần giảm thiểu khuyết tật do phát sinh khí cháy, cháy dính bám khuôn, co ngót, thiếu thép, tạo ra độ chảy loãng hợp lý...
Nhiệt độ rót Trót oC được xác định theo giản đồở trên và độ quá nhiệt kim loại lỏng trên điểm đông lựa chọn cho phù hợp với độ dày vật đúc.
θ3 : mức độ quá nhiệt kim loại lỏng trên điểm đông, 1,01 < θ3 < 1,15
θ3 = T3/Tl (8) T3 : Nhiệt độ rót thép.
TL : Nhiệt độ đông theo giản đồ (hình 1-5. Fe – Mn, kết hợp với giản đồ hình 1- 13 chọn được giá trị của nó là 1450oC.
Theo bảng 1-9 chọn hệ số quá nhiệt sẽ tính được nhiệt độ rót thép phù hợp.