Tiến trình thực nghiệm 1 Trong dạy lý thuyết

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 18 (Trang 98 - 99)

- Trong dạy học toán học sinh thường mắc sai lầm về chiếc lược, về cách thức,

3.3.Tiến trình thực nghiệm 1 Trong dạy lý thuyết

3.3.1 Trong dạy lý thuyết

- Cho học sinh hoạt động nhóm: thường chia lớp làm 4 nhóm cho các em thi đua với nhau và chấm điểm, nội dung là cho các em giải bài tập chấm hỏi, trả lời câu hỏi, giải bài tập củng cố hoặc bài tập luyện tập.

- Ghép hình: dùng để tìm ra một nội dung định lí (bằng trực quan) hoặc ý tưởng chứng minh định lí.

- Hỏi - đáp: giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời và từng bước tìm hiểu các nội dung của bài.

3.3.2 Trong giải bài tập

- Ở các tiết bài tập thường chúng em chỉ giải các bài tập trong SGK, SBT nên các biện pháp chỉ áp dụng ở mức đơn giản.

- Tập cho học sinh vận dụng các thao tác khái quát hóa, đặt biệt hóa, tương tự: chủ yếu là cho học sinh giải một bài tập cụ thể (không quá khó) bằng số sau đó tổng quát lên cho HS giải các bài toán tương tự nhưng cho dưới dạng chữ.

- Tập cho học sinh biết nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau: cho học sinh làm các bài tập trong SGK, rồi cho các em giải các bài tập trong SBT cũng ở dạng đó nhưng được cho dưới dạng câu hỏi khác.

- Tập cho học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hệ thống hóa kiến thức: việc hệ thống hóa kiến thức của học sinh chỉ trong các tiết luyện tập hoặc tiết ôn tập chương, còn các kiến thức cũ khác chỉ được nhắc lại trong quá trình giải bài tập, các bài toán thực tế cũng còn hạn chế.

- Chú trọng câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh giải bài tập: đây là biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong các tiết bài tập vì khi các em gặp khó khăn trong

lúc giải bài tập thì giáo viên chỉ có thể hướng dẫn các em bằng hệ thống câu hỏi. Tuy nhiên đối với các bài tập ở SGK thì các em thường không cần hướng dẫn hoặc chỉ cần định hướng sơ.

- Tập cho học sinh biết giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau và lựa chọn cách giải tối ưu: biện pháp này không thường xuyên vì thời gian lên lớp còn hạn chế, có những bài tập (định lí) có nhiều cách giải (cách chứng minh) nhưng giáo viên chỉ giới thiệu qua với các em rồi cho các em về nhà giải chứ không làm tại lớp.

- Quan tâm đến những sai lầm của học sinh và tìm cách khắc phục: qua các bài tập học sinh trình bày trên bảng hoặc qua hoạt động nhóm, giáo viên phát hiện và sữa các lỗi mắc phải của học sinh.

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 18 (Trang 98 - 99)