Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 18 (Trang 100 - 102)

- Tăng thêm thời gian làm bài tập tại lớp cho HS để GV có điều kiện kiểm tra,

3.6Kết quả thử nghiệm

Trong quá trình thực hiện áp dụng đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận với nội dung kiến thức nói về việc “Bồi dưỡng

năng lực giải các bài toán về: Phép nhân và chia đa thức” tại điểm trường THCS

* Kết quả khảo sát: Lớp Số HS Điểm 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 8A1 34 3 4 6 6 5 10 0 0 0 0 8A2 34 2 3 7 8 7 7 0 0 0 0 Tổng 68 5 7 13 14 12 17 0 0 0 0

Qua bảng khảo sat cho thấy số học sinh sau khi được bồi dưỡng thì không có em nào bị điểm dưới trung bình, số điểm cao không nhiều nhưng đa số đều đạt từ trung bình trở lên.

Phần III: PHẦN KẾT LUẬN

Đề tài “Bồi dưỡng năng lực giải các bài toán về “Phép nhân và chia đa thức” nhằm giúp các em có cơ sở tự rèn luyện. Những biện pháp đưa ra không phải bất kì em học sinh nào cũng áp dụng được. Vì tính cách và trình độ của mỗi em khác nhau. Vì vậy theo chúng em đối với học sinh THCS, lớp học thường là một lớp đại trà có em giỏi và cũng có em không giỏi, cho nên vấn đề áp dụng các biện pháp cần có sự

lựa chọn và kết hợp giữa các biện pháp một cách thích hợp. Và quan trọng hơn là các em tự lựa chọn biện pháp phù hợp với mình.

Chính vì lẽ đó với đề tài này chúng tôi chỉ mong muốn làm được cái gì đó để góp phần giúp học sinh lẫn giáo viên THCS Mỹ Tú có phương pháp giải toán một cách sáng tạo. Riêng đối với học sinh, chúng tôi còn mong muốn rằng:“Bồi dưỡng năng lực giải các bài toán về“Phép nhân và chia đa thức” sẽ là nền tảng vững chắc để các em học tốt ở các lớp sau. Vì vậy để dạy tốt nâng cao chất lượng dạy học "Bồi dưỡng năng lực giải các bài toán về" Phép nhân và chia đa thức "giáo viên cần phải kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để tạo ra tình huống sự phạm, bài toán nhận thức hay nhất, nhằm tích cực hóa hoạt động giải toán của học sinh.

Qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi nhận thấy giải được một bài toán đã khó và hướng dẫn học sinh tìm ra lời giải còn khó hơn. Chính vì vậy, bản thân mỗi chúng tôi cần rèn luyện nhiều hơn về trình độ cũng như năng lực truyền thụ. Trong điều kiện áp dụng đề tài trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp chưa có hiệu quả cao, có thể có những biện pháp không phù hợp với học sinh THCS vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và khắc phục.

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 18 (Trang 100 - 102)