GV phổ biến luật chơi:

Một phần của tài liệu SKKN PHẠM hà 2019 2020 (1) (Trang 30 - 33)

Trước khi đi vào phần chơi, cô sẽ hướng dẫn cách chơi như sau: Nhóm 2,4 tìm chi tiết trong sách giáo khoa ghi lại kết quả trong bảng phụ. Còn nhóm 1,3 xếp thành 2 đội chơi. Các thành viên của hai đội nhanh chóng viết đáp án phù hợp vào bảng kẻ sẵn sao cho phù hợp với nội dung câu hỏi. Trong thời gian ngắn, đội nào trả lời nhanh nhất, nhiều nhất, đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

GV đưa câu hỏi, HS đọc.

? Mỗi lần quẹt diêm, những mộng tưởng và thực tế nào xuất hiện?

HS nhóm 2,4 nhận xét.

GV đưa đáp án, yêu cầu các nhóm đối chiếu kết quả làm việc của nhóm mình và nhóm bạn. Nếu kết quả nhóm mình làm sai cần nhanh chóng chỉnh sửa.

GV nhận xét, chốt lại - HS hoạt động cá nhân:

GV: Dựa vào mộng tưởng xuất hiện trong mỗi lần quẹt diêm, em thấy cô bé có mong ước gì ?

HS trả lời: - Sưởi ấm - Ăn ngon - Vui chơi

- Chở che, yêu thương

- Thoát khỏitrần gian -> Hạnh phúc GV nhận xét

- GV: Dựa vào bảng kết quả trò chơi, cô có gói câu hỏi sau:

(1 slide kích lên phông chiếu)

1. Tại sao 3 lần đầu tiên, cô lại mơ về lò

sưởi, ngỗng quay, cây thông Noen còn hai lần cuối cô lại mơ về bà?

2. Tại sao lần thứ 5 em bé lại quẹt tất cảcác que diêm còn lại? các que diêm còn lại?

3. Qua việc xây dựng những mộng tưởng,nhà văn muốn nói điều gì với người đọc? nhà văn muốn nói điều gì với người đọc? 4.Để xây dựng nhân vật cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Để trả lời câu hỏi 1 và 2, các em hãy đọc hai đoạn văn trên slide : Em tưởng nhớ....đón giao thừa ở nhà”, “ Bà ơi...từ chối đâu

(Để trả lời gói câu hỏi này, GV phát vấn từng câu)

Câu 1: Tại sao 3 lần đầu tiên, cô lại mơ về lò sưởi, ngỗng quay, cây thông Noen còn hai lần cuối cô lại mơ về bà?

HS trả lời:

3 lần đầu chỉ là hình ảnh cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể vật chất của cô bé. Khi rét, cô nghĩ đến lò sưởi, khi đói cô nghĩ đến bàn ăn….lần sau cô mơ về bà bởi bà vì người duy nhất yêu thương em.

GV bổ sung: Khi cô bé đã có những ước muốn về vật chất thì cô có những khát khao trong tinh thần là được yêu thương,

- Nghệ thuật đối lập tương phản, tăng tiến, đan xen giữa thực và mộng.

-> Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp: đầy đủ về vật chất, chan chứa tình yêu thương.

chở che. Những ước muốn của cô mỗi lúc được đẩy cao hơn.

Có thể mẹ lâm bệnh và qua đời sớm nên những ngày tháng tuổi thơ em sống trong tình yêu thương của bà. Ấn tượng về bà rất sâu đậm nên trong thời khắc tuyệt vọng, em nhớ tới bà như một chỗ dựa tinh thần. Nhớ về bà, em chìm đắm trong những ngày tháng đầm ấm, hạnh phúc. Đó là thế giới em khao khát được sống nó đối lập với cuộc sống thực tại.

Đến đây, chúng ta thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ tích với hình ảnh người bà hiền hậu hay bà tiên ban phép mầu bước ra từ thế giới truyện cổ tích đem đến hạnh phúc cho những con người bất hạnh.

Câu 2: Tại sao lần thứ 5 em bé lại quẹt tất cả các que diêm còn lại?

HS trả lời:

Em bé quẹt tất cả que diêm còn lại để níu kéo bà.

GV bổ sung: Như các em đã biết, ngay từ đầu cô bé đã phải đấu tranh tâm lí để quẹt một que diêm. Nhưng lần này cô đã quẹt tất cả các que diêm bất chấp những đòn roi của người cha hà khắc để ảo ảnh về bà không biến mất, đến níu kéo bà ở lại, để bám trụ lấy ước mơ của mình, để được yêu thương. Rõ ràng, đây mới chính là khát khao lớn nhất, mãnh liệt nhất của cô bé.

Câu 3. Qua việc xây dựng những mộng tưởng, nhà văn muốn nói điều gì với người đọc?

HS trả lời:

Được ăn ngọn, vui chơi, mặc ấm, yêu thương.

GV chốt: Trẻ thơ không chỉ cần những nhu cầu về vật chất mà còn những nhu cầu về tinh thần. Đó không chỉ là mong muốn của trẻ thơ mà là của con người nói

- Cái chết: chết rét, chết đói >< đôi má hồng, đôi môi mỉm cười

chung.

Câu 4. Để xây dựng nhân vật cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

HS trả lời:

- Nghệ thuật: đối lập tương phản giữa mộng tưởng đẹp đẽ và thực tế phũ phàng, đan xen giữa thực và mộng.

-> Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp GV trình chiếu slide về một số hình ảnh đối lập sau đó chốt bảng bằng cách dán hình đối lập mình đã chuẩn bị lên giữa hai mép của thời gian – con người, không gian – con người.

GV bổ sung thêm nghệ thuật tăng tiến, phân tích trên bảng kết quả.

GV chốt bảng:

Nghệ thuật đối lập tương phản, tăng tiến, đan xen giữa thực và mộng.

-> Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp: đầy đủ về vật chất, chan chứa tình yêu thương - GV trình chiếu slide và bình: Toàn bộ câu chuyện này, tác giả đã xây dựng thủ pháp đối lập tương phản đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực kết hợp nghệ thuật tăng tiến. Một lần nữa An-đex-xen đã cho ta thấy: dù cuộc sống bất hạnh, cùng cực cô bé vẫn khát vọng sống hạnh phúc. Mong muốn được hạnh phúc là ước mơ không chỉ của cô bé mà của tất cả những con người nghèo khổ trên thế gian này – đặc biệt là trẻ thơ”. Ước mơ đó được thể hiện ngay ở dưới mái trường của chúng ta.

GV chiếu Slide: Ước vọng của em nhỏ

Một phần của tài liệu SKKN PHẠM hà 2019 2020 (1) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w