- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời
GV tổ chức cho hs trả lời câu hỏi mở
1. Tác phẩm để lại cho em cảm nhận gì?2. Bài học mà em rút ra từ câu chuyện 2. Bài học mà em rút ra từ câu chuyện này?
HS suy nghĩ, trả lời
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
Phương pháp/ Kĩ thuật: Vấn đáp B1: Giao nhiệm vụ
Hãy tưởng tượng một kết thúc khác cho câu chuyện “Cô bé bán diêm”?
B2 : HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ B3: HS trình bày
B4 : GV nhận xét
GV: Tại sao nhà văn lại lựa chọn cách kết thúc này?
HS trả lời:
GV: Tác giả lựa chọn cách kết thúc này bởi đây là câu chuyện có thực, cái chết của cô bé là có thật. Ngoài ra, cái chết ấy cũng gợi sự ám ảnh, day dứt cho người, tăng sức tố cáo xã hội và gửi thông điệp mạnh mẽ về tình yêu thương con người.
4. Hoạt động 4: Mở rộng, bổ sung ý tưởng sáng tạo
Hãy tưởng tượng và vẽ tranh câu chuyện “Cô bé bán diêm”? Lời kết ( 1 phút)
Như vậy, khát vọng về hạnh phúc gia đình và ước mơ được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là khát vọng chính đáng của mỗi trẻ thơ. Lời bài hát “ Ba ngọn nến lung linh” của nhạc sĩ Dương Ngọc Lễ đã thay lời kết cho bài học ngày hôm nay. Một lần nữa xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng toàn thể các em lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Hình ảnh minh họa cho tiết dạy thử của sáng kiến kinh nghiệm