45 Điểm b, Khoản 3 Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trên cơ sở Hiến định: “Quyền của công dân không tách rời với nghĩa vụ của công dân.”46 Bên cạnh những quyền của mình thì đối tượng được lấy ý kiến có nghĩa vụ nhất định để đảm bảo việc lấy ý kiến diễn ra hiệu quả và nhanh chóng thì cần phải có những quy định về nghĩa vụ để ràng buộc đối tượng được lấy ý kiến thực hiện một số công việc nhất định nhằm phục vụ cho công tác lấy ý kiến nói riêng và thu hồi đất nói chung. Như vậy, việc quy định nghĩa vụ cho đối tượng được lấy ý kiến không chỉ giúp việc lấy ý kiến diễn ra nhanh chóng mà còn giúp cho chủ thể có thẩm quyền dễ quản lý hơn bao gồm:
- Tuân thủ quy hoạch chi tiết đã được công bố;
- Không xây dựng, nuôi – trồng sau khi quy hoạch chi tiết, thông báo thu hồi đất được công bố;
- Tạo điều kiện đễ hỗ trợ nhân viên đo đạc đất, nhà, kiểm đếm cây trồng, vật nuôi… được chính xác;
- Cung cấp các tài liệu có liên quan đến tài sản bị ảnh hưởng;
- Kiểm tra và có ý kiến khi nhận được phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2.6. Các hình thức xử lý vi phạm trong quá trình lấy ý kiến phương án bồi thường,hỗ trợ và tái định cư hỗ trợ và tái định cư
Hiện nay, quy định về hình thức xử lý vi phạm trong quá trình lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định như sau:
- Đối với vi phạm quy định: không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Hình thức xử lý kỷ luật: Nếu thiếu trách nhiệm thì bị khiển trách, tái phạm do thiếu trách nhiệm thì bị cảnh cáo, cố ý thì bị hạ bậc lương; tái phạm do cố ý thì bị hạ ngạch.47.
Từ quy định trên cho thấy quy định về hành vi vi phạm và hình thức xử lý vẫn còn hạn chế tác giả nhận thấy cần phải tăng cường các quy định pháp luật hơn nữa đối với các hành vi: không tiến hành lấy ý kiến, lấy ý kiến không đúng đối tượng, không công khai phương án,… để đảm bảo lợi ích của đối tượng được lấy ý kiến.
Nhìn chung, vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được pháp luật quy định tương đối cụ thể như đối tượng, thời gian, cách thức lấy ý kiến... Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến pháp luật về vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa được giải quyết vì vậy pháp luật cần phải quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi người dân và tiến độ của công việc.