Vi Sa, Thanh Tra, Cần áp dụng đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,

Một phần của tài liệu Luận văn LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LẤY Ý KIẾN PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ (Trang 34 - 39)

đối tượng được lấy ý kiến, nếu số lượng người được lấy ý kiến quá đông có thể chia nhóm để tổ chức họp sao cho việc lấy ý kiến diễn ra thuận lợi, công bằng và khách quan.

Bước 3: Tổng hợp trực tiếp các ý kiến đóng góp của đối tượng được lấy ý kiến ở cuộc hợp vào văn bản và quyết định theo nguyên tắc đa số để thực hiện, chỉnh sửa hoặc làm lại phương án khác. Bên cạnh đó, những ý kiến đóng góp chiếm số ít mà không được chấp nhận thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm giải thích, ghi nhận lại để đúc kết kinh nghiệm cho địa phương và sau đó gửi kết quả đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

3.2.1.2. Quy định lượng và đối tượng được lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Quy định lượng về lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được hiểu là việc quy định con số cụ thể về sự đồng thuận của đối tượng được lấy ý kiến để quyết định triển khai thực hiện phương án. Đối với vấn đề này, tác giả cho rằng cần phải đưa ra con số thể hiện tỷ lệ đồng thuận của đối tượng được lấy ý kiến dựa trên số lượng ý kiến đóng góp. Như vậy có hai khía cạnh cần quan tâm trong trường hợp này bao gồm: tỷ lệ đồng thuận và đối tượng được lấy ý kiến. Vì vậy tác giả đưa ra đề xuất như sau:

 Thứ nhất, đối với tỷ lệ đồng thuận tác giả cho rằng phải đạt tỷ lệ từ trên 70% và chiếm từ 50% trở lên trong tổng diện tích đất bị thu hồi thì quyết định thực hiện phương án. Ngược lại, nếu không đáp ứng được tỷ lệ trên thì cơ quan có thẩm quyền không được thông qua và phải thực hiện lại phương án khác. Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ cũng cho rằng “Nếu tỷ lệ 2/3 được chọn từ kinh nghiệm quốc tế, có nghĩa là 67% và tỷ lệ 70% được chọn từ kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh, thì tôi cho rằng, ở Việt Nam, tỷ lệ từ 67% đến 70% là phù hợp.”54 Bên cạnh đó, “theo Tổ chức Liên minh đất đai (LANDA) cho biết Khảo sát ý kiến về cơ chế đồng thuận của người dân đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho thấy có tới 95% ý kiến cho rằng cần đạt được sự đồng thuận của người dân phương án chỉ được phê duyệt khi đạt được 70% ý kiến đồng thuận.”55 Và thực tế hiện nay, đây cũng là tỷ lệ được nhiều người dân đồng tình và tán thành thông qua kết quả khảo sát trên báo điện tử Dân Việt, đến thời điểm này, tỷ lệ độc giả chọn mức đồng thuận 70% - 80% chiếm đa số.

54 Hoàng Sơn, Dân Việt: Về việc quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, http://danviet.vn/thoi-su/gs-dang-hung-vo-nguoi-dan-dong-thuan-moi-trien-khai-du-an/2013091610202581p1c24.htm su/gs-dang-hung-vo-nguoi-dan-dong-thuan-moi-trien-khai-du-an/2013091610202581p1c24.htm

55 Nguyễn Thảo, Ban Nội Chính Trung Ương, Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất, http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201310/chinh-sach-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-cho-nguoi-bi-thu- đất, http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201310/chinh-sach-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-cho-nguoi-bi-thu- hoi-dat-292631/

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện Tỷ lệ ý kiến đồng thuận của người dân để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (theo khảo sát trên Dân Việt, đến ngày 16.9.2013)

Từ những kết quả này, có thể nhận thấy, đa số độc giả tham gia khảo sát trên báo Điện tử Dân Việt mong muốn sửa đổi các quy định liên quan trong Dự thảo Luật Đất đai 2003 sửa đổi theo hướng có quy định cụ thể về việc lấy ý kiến của tất cả người dân trên địa bàn thu hồi đất, đồng thời quy định tỷ lệ đồng thuận của người dân trong việc quyết định phương án thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo tỷ lệ đa số, với cân nhắc tỷ lệ phù hợp từ 70-80%.56

 Thứ hai, về đối tượng được lấy ý kiến tác giả cũng đề xuất cần tiến hành lấy ý kiến đối với người có đất bị thu hồi và những người trong khu vực có đất bị thu hồi chịu ảnh hưởng từ việc thực hiện dự án. Bên cạnh đó, thì đây cũng là ý kiến của nhiều người dân thông qua kết quả khảo sát đọc giả trên báo điện tử Dân Việt.

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát đọc giả trên báo điện tử Dân Việt, đến ngày 16.9.2013

56Hoàng Sơn, Báo Mới, “Phương án đền bù đất, tái định cư: Nên trao quyền cho cộngđồng”, http://www.baomoi.com/Phuong-an-den-bu-dat-tai-dinh-cu-Nen-trao-quyen-cho-cong-dong/148/12269726.epi[truy cập ngày moi.com/Phuong-an-den-bu-dat-tai-dinh-cu-Nen-trao-quyen-cho-cong-dong/148/12269726.epi[truy cập ngày 28-10-2013]

Mặt dù, cơ chế "đồng thuận" này có thể làm chính quyền mất nhiều thời gian hơn, chi phí cao hơn để thực hiện "dân vận" nhưng sẽ giảm đi rất nhiều thời gian, chi phí cho giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của dân.

3.2.2. Trợ giúp pháp lý cho đối tượng được lấy ý kiến

Bởi vì thu hồi đất là một vấn đề nhạy cảm và ảnh hưởng đến đời sống người dân vì vậy cần phảiđưa chính sách pháp luật đến từng hộ dân để giúp cho người dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Vì vậy, đối với vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tác giả cho rằng cần phải có đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý cho người dân một cách cặn kẽ và thấu đáo về quyền và nghĩa vụ, giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc lấy ý kiến nói riêng và thu hồi đất nói chung nhằm đảm bảo cho người dân thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật về lấy ý kiến.

Khi đó, người dân có thể bảo vệ quyền lợi của họ thông qua các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định và hạn chế được các hành vi vi phạm do người dân không am hiểu pháp luật. Mặt khác, khi người dân đã hiểu rõ các quy định của pháp luật họ còn có thể vận động lẫn nhau từ đó giúp cho công tác thu hồi đất diễn ra nhanh chóng. Để làm được việc này, tác giả cho rằng trước hết các cấp, các ngành, đoàn thể và xã, phường phải thông suốt và thống nhất chủ trương của Nhà nước về xây dựng các công trình dự án và đồng thời phải nắm thật chặt chẽ Luật Đất đai, đặc biệt là Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Bên cạnh đó, tác giả đề nghị trong chi phí phục vụ bồi thường cần có cả những khoản phụ cấp cần thiết để cán bộ làm nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người dân.

Trên thực tế, bên cạnh những thuận lợi thì vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng tồn tại nhiều bất cập như: chưa có cơ chế tiếp nhận, phản hồi, chưa quy định tiêu chí xác định sự đồng thuận của đối tượng được lấy ý kiến…Vì vậy, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật như: quy định cách thức lấy ý kiến, cơ chế tiếp nhận, phản hồi, tiêu chí xác định sự đồng thuận của đối tượng được lấy ý kiến..từ đó giúp cho công tác lấy ý kiến diễn ra nhanh chóng và hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Bên cạnh đó, pháp luật cần tăng cường các quy định pháp luật hơn nữa về xử lý đối với các hành vi: không tiến hành lấy ý kiến, không xem xét giải thích, điều chỉnh phương án… để đảm bảo lợi ích của đối tượng được lấy ý kiến. Ngoài ra, Nhà nước cần phải tiến hành rà soát và xử lý đối với những trường hợp văn bản địa phương trái với văn bản trung ương để đảm bảo sự thống nhất và nghiêm minh của pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Lý luận và thực tiễn về lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”. Tác giả nhận thấy rằng bên cạnh những mặt thuận lợi như: pháp luật có quy định về lấy ý kiến phương án, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn thì cũng có không ít khó khăn gặp phải trong quá trình lấy ý kiến phương án như các quy định pháp luật về lấy ý kiến phương án vẫn chưa hoàn thiện, không thống nhất giữa trung ương và địa phương, chưa có cơ chế tiếp nhận và phản hồi, không quy định cụ thể các tiêu chí để xác định số lượng người bị thu hồi đất đồng ý hay không đồng ý với phương án hoặc khi triển khai thực hiện trên thực tế thì lại thiếu công khai minh bạch,... Sự không thống nhất và rõ ràng của các quy định pháp luật không chỉ làm hạn chế khả năng tác động quy định này trong việc cải thiện và nâng cao tính đồng thuận của người dân, thậm chí nếu không muốn nói chỉ mang tính hình thức mà không có tác dụng thiết thực trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất. Vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị để việc lấy ý kiến đạt kết quả cao, bảo đảm được lợi ích chính đáng của người dân như sau:

- Thứ nhất, Quy định cách thức lấy ý kiến, cơ chế tiếp nhận và phản hồi rõ ràng

mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Mặc dù pháp luật đã quy định cách thức lấy ý kiến nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, mặt khác pháp luật chưa quy định cơ chế tiếp nhận và phản hồi rõ ràng vì vậy một cách thiết thực và hiệu quả nhất là xây dựng các quy định một cách chặc chẽ và rõ ràng liên quan đến cách thức lấy ý kiến, cơ chế tiếp nhận và phản hồi ý kiến của đối tượng được lấy ý kiến.

- Thứ hai, Quy định lượng và đối tượng được lấy ý kiến phương án bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư. Hiện nay, pháp luật vẫn chưa quy định con số để xác định số lượng người bị thu hồi đất đồng ý hay không đồng ý với phương án để quyết định triển khai thực hiện phương án. Vì vậy, pháp luật cần quy định con số cụ thể để xác định một cách chính xác và khoa học ý kiến của đối tượng được lấy ý, từ đó ý kiến của người dân có thể được đảm bảo thực hiện công bằng và khách quan đem lại hiệu quả cao.

- Thứ ba, Trợ giúp pháp lý, đây là một công việc vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình thu hồi đất nói chung và công tác lấy ý kiến nói riêng. Bởi lẽ, khi người dân hiểu biết pháp luật và tuân theo pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì sẽ hạn chế được những vấn đề phát sinh hiện nay như: khiếu nại, khiếu kiện, không bàn giao đất…Nhà nước không chỉ xây dựng một hàng lang pháp lý vững mạnh

mà bên cạnh đó cần phải đảm bảo các quy định pháp luật được người dân nắm rõ và thực thi trên thực tế thông qua công tác trợ giúp pháp lý cho người dân.

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, sách, báo,..đến các tình huống phát sinh trên thực tế để hoàn thành luận văn, tác giả nhận thấy tầm quan trọng, giá trị của việc lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Thông qua luận văn của mình, tác giả muốn truyền tải thông tin bổ ích đến cho người đọc và giúp cho việc lấy ý kiến phương án trở nên dễ dàng, hiệu quả và phát huy được quyền dân chủ trên thực tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xây dựng được nền tản kiến thức cho riêng mình vì đã giải quyết được các mục đích mà người viết đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Luận văn LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LẤY Ý KIẾN PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ (Trang 34 - 39)