THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ LẤY Ý KIẾN PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Một phần của tài liệu Luận văn LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LẤY Ý KIẾN PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ (Trang 27 - 30)

PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Ở chương này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng về lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về những thuận lợi và bất cập đang tồn tại hiện nay. Đồng thời, tác giả còn đề xuất một số giải pháp để góp phần giải quyết thực trạng trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và góp phần hoàn hiện pháp luật về lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3.1. Thực trạng về lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiệnnay nay

3.1.1. Những thuận lợi khi tiến hành lấy ý phương án bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư định cư

Hiện nay, trong công tác thu hồi đất thì vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một vấn đề vô cùng nhạy cảm bởi vì nó không chỉ liên quan đến quyền lợi của người bị thu hồi đất mà còn thể hiện chính sách của Nhà nước đối với người dân. Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước với người có đất bị thu hồi thông qua việc phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần được lấy

ý kiến người dân. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả nhận thấy vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay có những thuận lợi sau:

- Thứ nhất, pháp luật có quy định cụ thể về việc lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mặc dù, Luật đất đai năm 2003 không có quy định nhưng không vì thế mà vấn đề lấy ý kiến phương án không được quan tâm đến. Bởi lẽ, ngay sau đó là hàng loạt các văn bản như: Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định 84/2007/NĐ-CP sau đó là Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng đã quy định lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến và việc công bố phương án bồi thường đây là cơ những cơ sở pháp lý để quyền được lấy ý kiến thực thi trên thực tế. Song song đó, là Thông tư 14/2009/TT- BTNMT hướng dẫn chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và hiện nay là Dự thảo sửa đổi Luật đất đai năm 2013 quy định về lấy ý kiến phương án. Pháp luật quy định về việc lấy ý kiến phương án không chỉ đã ghi nhận quyền lợi và phát huy quyền dân chủ của người dân, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lấy ý kiến diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

- Thứ hai, vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đang thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân. Chính sách quy hoạch cũng đã thu hút được đa số người dân tham gia đóng góp ý kiến, thể hiện ý thức tự giác của quần chúng nhân dân tham gia vào việc xây dựng chính sách kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, hiện nay, dự thảo sửa đổi Luật đất đai năm 2013 đang có nhiều vấn đề được bàn bạc và góp ý. Trong đó, vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng được nhiều người dân tham gia thảo luận, góp ý vì vậy cho thấy vấn đề lấy ý kiến phương án hiện nay đang ngày thu hút nhiều sự quan tâm của người dân. Cụ thể như trường hợp của Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan (56 tuổi, ở phường 9, TP.Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên) cho rằng: “Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần phải lấy ý kiến của những người bị thu hồi đất và cả những người sử dụng đất trên địa bàn có đất bị thu hồi. Bởi đối với người Việt Nam, mỗi khi thay đổi địa điểm sống là một điều rất hệ trọng, ảnh hưởng đến cả dòng tộc, cộng đồng dân cư.”48 Từ đó cho thấy, người dân đã ngày càng quan tâm nhiều hơn vấn đề lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và việc tiếp cận, tìm hiểu pháp luật của người dân đang dần được cải thiện. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng và lấy ý kiến người dân nói chung.

48

Hùng Phiên, Dân Việt: Góp ý Luật Đất đai 2003 (sửa đổi): Cần có 80% ý kiến đồngthuận, http://danviet. vn

/thoi-su/gop-y-luat-dat-dai-2003-sua-doi-can-co-80-y-kien-dong-thuan/20130828110816897p1c24.htm [truy cập ngày 7-10-2013]

3.1.2. Những khó khăn khi lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđối với đối tượng được lấy ý kiến đối với đối tượng được lấy ý kiến

3.1.2.1. Cách thức lấy ý kiến chưa đem lại hiệu quả cao

Với quy định về cách thức lấy ý kiến hiện nay là niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến, dựa trên quy định này thì tác giả nhận thấy vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bởi lẽ, nếu chỉ niêm yết công khai ở trụ sở Ủy ban nhân dẫn cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư thì người dân khó có thể tiếp cận và nắm bắt được thông tin vì vậy thông tin có thể chậm hoặc không đến được với người dân. Bởi vì đa số người dân Việt Nam hiện nay thường không có thói quen đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã cũng như các điểm sinh hoạt khu dân cư xem thông tin mà họ thường chỉ đến đó khi có việc cần như: công chứng, xác nhận giấy tờ…vì vậy cách thức lấy ý kiến như quy định hiện nay là chưa phù hợp, chưa mang lại hiểu quả cho nên cần phải có cách thức lấy ý kiến cụ thể hơn, chi tiết hơn để thông tin thật sự đến được với người dân và ngược lại người dân cũng dễ dàng đóp góp ý kiến.

3.1.2.2. Không có cơ chế tiếp nhận và phản hồi

Pháp luật cho người dân quyền góp ý kiến phương án nhưng vẫn chưa quy định cơ chế thực hiện lấy ý kiến, phản hồi ý kiến như thế nào vì thế các quyền này không được thực hiện và xem xét đến nơi, đến chốn. Bởi lẽ, nếu không quy định việc tiếp nhận ý kiến như thế nào, ở đâu, bằng cách nào thì người dân sẽ không biết hoặc không thể biết họ phải góp ý như thế nào từ đó không tránh khỏi bỏ qua quyền lợi của người dân. Song song đó, trong quá trình lấy ý kiến, đa phần người dân sẽ không đồng ý và có nhiều thắc mắc liên quan đến nội dung phương án nên rất cần được sự phản hồi lại từ phía chủ thể tiến hành lấy ý kiến. Vì vậy, mặc dù pháp luật có quy định lấy ý kiến phương án nhưng lại không quy đinh cơ chế tiếp nhận và phản hồi thì việc góp ý của người dân cũng chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo chứ chưa chú trọng xem xét. Do đó, quyền góp ý của người dân cần được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức hơn nữa để cho người dân thấy được tầm quan trọng của họ khi tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, họ có thể tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình và quyền dân chủ của họ được đảm bảo thực hiện.

3.1.2.3. Pháp luật chưa quy định tiêu chí xác định sự đồng thuận của đối tượng được lấy ý kiến để triển khai thực hiện phương án

Lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chỉ có ý nghĩa khi ý kiến của người dân được xem xét, đánh giá một cách khách quan và trên cơ sở đó sẽ thực hiện theo nguyên tắc đa số nhằm đảm bảo ý kiến của người dân không bị “uổng phí”

và tránh tình trạng chủ thể tiến hành lấy ý kiến chỉ mang tâm lý lấy cho “có lệ” hoặc “ép buộc” để đối phó với quy định của pháp luật.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã quy định rất cụ thể và rõ ràng về con số ấn định sự đồng thuận của người dân đối với phương án cụ thể là: “khi đạt từ 70- 80% ý kiến đồng thuận của những người đang sử dụng thì coi đó là phương án cuối cùng thống nhất mà số người không đồng ý (20-30%) phải tuân theo.”49 Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay Nghị định 69/2009/NĐ-CP chỉ quy định nếu còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định mà không quy định bao nhiêu phần trăm thì phương án được thực hiện hoặc điều chỉnh làm lại. Sự không rõ ràng này khiến người ta nghi ngờ về tác động quy định này trong việc cải thiện và nâng cao tính đồng thuận của người dân, thậm chí nếu không muốn nói chỉ mang tính hình thức mà không có tác dụng thiết thực trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất.50 Bên cạnh đó, về vấn đề này GS-TSKH Đặng Hùng Võ - chuyên gia phân tích chính sách đất đai độc lập – đã đưa ra quan điểm cũng như lập luận thuyết phục như sau: “Việc lấy ý kiến thì pháp luật hiện hành đã có quy định rồi. Chỉ có vấn đề “lấy ý kiến như thế nào” đang được đặt ra. Tôi cho rằng, điều quan trọng là cần phải để cộng đồng người dân được quyết định về phương án (thu hồi, đền bù, hỗ trợ, tái định cư) chứ không phải là phương án mà chính quyền lập và "ép" dân phải theo khi lấy ý kiến không thực sự "thành tâm". Quy định hiện hành vẫn chưa rõ vấn đề này, nên nhiều nơi thường chỉ lấy ý kiến người dân theo kiểu chiếu lệ, rồi sau đó có những điều "không chủ yếu" thì được tiếp thu, có những điều "chủ yếu" lại không được tiếp thu. Gần đây, dù muốn hay không chúng ta đều phải thừa nhận rằng đã có bạo lực, cái chết và thường xuyên là sự "nổi giận của đám đông" gắn với việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chưa nói tới đúng, sai của từng bên, nhưng bản thân những bất cập mang tính cực đoan đang nói rằng "chính sách chưa phù hợp với cuộc sống". Tôi cho rằng, khi gặp việc gây thiệt hại cho người dân (trừ trường hợp thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh bất khả kháng cần có những quyết định ngay lập tức) thì cần làm một cách bình tĩnh, cần phải có quy trình, trên cơ sở thực hiện thật tốt công tác dân vận để trao cho người dân được quyền quyết định. Nói cách khác, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được cộng đồng người dân tại nơi triển khai dự án đồng thuận mới được triển khai. Pháp luật Việt Nam chưa hề có quy định cho cộng đồng, người dân quyết định theo tỷ lệ phiếu đồng thuận trên bất cứ lĩnh vực nào. Tôi cho rằng lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LẤY Ý KIẾN PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ (Trang 27 - 30)