Giải pháp 1: Tăng c-ờng công tác đào tạo nâng cao trình độ, đổi mới công tác bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật miền tây giai đoạn 2009 2015 (Trang 36 - 40)

đổi mới công tác bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên

Việc đào tạo nâng cao trình độ và bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên là yêu cầu tr-ớc mắt nhằm nâng cao chất l-ợng đào tạo, tăng khả năng cạnh tranh của tr-ờng với các cơ sở dạy nghề khác. Về lâu dài đây cũng là một trong những giải pháp nhằm xây dựng th-ơng hiệu Tr-ờng trung cấp nghề KTKT miền Tây. Để phân biệt giữa đào tạo nâng cao trình độ và bồi d-ỡng, trong phạm vi luận văn này, chúng ta thừa nhận rằng việc đào tạo nâng cao trình độ là các hình thức đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ không do tr-ờng trực tiếp đào tạo. Còn các hình thức bồi

d-ỡng khác do tr-ờng trực tiếp tổ chức và th-ờng đ-ợc tiến hành trong khoảng thời gian ngắn hơn trong phạm vi nhà tr-ờng.

Tăng c-ờng công tác đào tạo nâng cao trình độ

Trong giai đoạn 2009-2015, Tr-ờng trung cấp nghề KTKT miền Tây chuẩn bị tiền đề cho việc nâng cấp thành tr-ờng cao đẳng nghề nên yêu cầu đặt ra là chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của tr-ờng và chuẩn bị đội ngũ đáp ứng yêu cầu của một tr-ờng cao đẳng nghề. Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nên chú trọng cả đào tạo về chuyên môn và nghịêp vụ s- phạm.

Về chuyên môn, tiếp tục cử các giáo viên ch-a đạt trình độ Đại học đi học để chuẩn hoá về bằng cấp, đảm bảo tất cả các giáo viên trong tr-ờng đều có thể vừa dạy đ-ợc lý thuyết vừa dạy đ-ợc thực hành. Tuy nhiên, do điều kiện của tr-ờng đang thiếu giáo viên cơ hữu nên chỉ -u tiên cho hình thức vừa học vừa làm. Những giáo viên đ-ợc cử đi học vẫn phải đảm nhận công việc giảng dạy và các công việc khác tại tr-ờng. Đối với việc cử giáo viên đi đào tạo trình độ thạc sỹ, cần -u tiên cho những ngành mũi nhọn của tr-ờng, những ngành sẽ đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng ngay khi tr-ờng đ-ợc nâng cấp thành tr-ờng cao đẳng nghề. Nếu việc cử giáo viên đi học lên trình độ đại học là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên thì học lên cao học là việc làm nên đ-ợc khuyến khích, động viên cả về tinh thần lẫn vật chất. Ngoài ra cũng cần có những chính sách ràng buộc để giáo viên sau khi học xong cao học sẽ quay trở lại đóng góp cho sự phát triển chung của nhà tr-ờng. Ban giám hiệu nhà tr-ờng cũng nên có kế hoạch để đến năm 2013 toàn tr-ờng đạt chuẩn trình độ đại học, năm 2015 nâng cao tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ và đảm bảo ít nhất 15% giáo viên của các nghề Kế toán, Bảo vệ thực vật, Thú y đạt trình độ này.

Về nghiệp vụ s- phạm, yêu cầu mới đối với giáo viên dạy nghề hiện nay là cần có chứng nhận s- phạm dạy nghề. Tuy nhiên phần lớn

giáo viên ở tr-ờng ( không kể đến những giáo viên tốt nghiệp đại học s- phạm) mới chỉ có chứng chỉ s- phạm bậc 1. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là phải khẩn tr-ơng hoàn thiện về mặt nghiệp vụ s- phạm cho bộ phận giáo viên này. Cách làm vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm là tổ chức lớp học ngay tại tr-ờng cho đội ngũ giáo viên của tr-ờng cũng nh- của các cơ sở dạy nghề trong khu vực và mời giảng viên về giảng dạy. Việc làm này cần tiến hành khẩn tr-ơng trong năm 2010.

Đổi mới công tác bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên

Công tác bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên th-ờng tập trung vào bồi d-ỡng về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, bồi d-ỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi d-ỡng các kiến thức bổ trợ khác. Hiện tại ở Tr-ờng trung cấp nghề KTKT miền Tây công tác này đã đ-ợc tiến hành song hiệu quả thu đ-ợc ch-a cao. Nguyên nhân là do nội dung và hình thức bồi d-ỡng ch-a thực sự thu hút giáo viên, còn mang nặng tính hình thức. Đổi mới công tác bồi d-ỡng thực chất là đổi mới về nội dung bồi d-ỡng, ph-ơng pháp bồi d-ỡng và đổi mới đánh giá hiệu quả bồi d-ỡng.

+ Đổi mới nội dung bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên: Nội dung bồi d-ỡng giáo viên rất rộng, bao quát nhiều vấn đề. Căn cứ vào tình hình thực tế của Tr-ờng trung cấp nghề KTKT miền Tây trong giai đoạn 2009-2015, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Chủ tr-ơng, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc về giáo dục đào tạo và dạy nghề. Nội dung bồi d-ỡng này sẽ giúp giáo viên có cái nhìn bao quát hơn về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ dạy ng-ời, dạy nghề mà mình đang theo đuổi.

- Tình hình kinh tế của đất n-ớc, địa ph-ơng có liên quan trực tiếp đến nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động trong những ngành nghề mà tr-ờng đang và sẽ có định h-ớng đào tạo.

- Dạy học theo ch-ơng trình khung. Phần lớn các ch-ơng trình khung mà Tr-ờng trung cấp nghề KTKT miền Tây đang sử dụng

là các ch-ơng trình mà Bộ Lao động Th-ơng binh và Xã hội mới ban hành nên việc áp dụng còn có nhiều v-ớng mắc. Đặc biệt, đại bộ phận giáo viên của tr-ờng hiện nay là giáo viên trẻ, ch-a có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên tập huấn về nội dung này là rất cần thiết.

- ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị dạy học hiện đại trong dạy học và nghiên cứu. Ch-ơng trình dạy nghề ngày càng đ-ợc thiết kế theo h-ớng hiện đại hoá nên đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho giáo viên về sử dụng công nghệ dạy học hiện đại. Muốn truyền đạt đ-ợc cho học sinh những kiến thức, những kỹ thuật mới nhất thì bản thân ng-ời giáo viên phải hiểu rõ và thành thạo trong những vấn đề này.

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Đây là nội dung quan trọng cần bồi d-ỡng cho giáo viên để tránh tình trạng tụt hậu về trình độ. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự thay đổi hàng ngày về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội... cá nhân mỗi giáo viên nếu không muốn tụt hậu thì phải đ-ợc trang bị kiến thức về tự học, tự nghiên cứu.

+ Đổi mới ph-ơng pháp bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên: Chuẩn bị đ-ợc những nội dung bồi d-ỡng tốt nh-ng ph-ơng pháp bồi d-ỡng không phù hợp thì cũng sẽ không mang lại hiệu quả nh- mong muốn. Do đó, việc đổi mới ph-ơng pháp bồi d-ỡng là việc làm cần thiết. Tr-ớc tiên, cần nhận thấy rằng nếu công tác bồi d-ỡng tập trung vào tất cả các các vấn đề từ phẩm chất đạo đức, t- t-ởng chính trị đến kiến thức và kỹ năng s- phạm cùng một lúc với mục tiêu giống nhau thì sẽ không đạt hiệu quả. Vì vậy, những ng-ời làm công tác quản lý cần lên kế hoạch cụ thể cho cả năm học hoặc dài hơn, phải xác định vào thời điểm nào nên tập trung vấn đề gì. Tiếp đó, cần linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức bồi d-ỡng nh- phát tài liệu tự nghiên cứu rồi viết báo cáo thu hoạch, tổ chức các seminar, tổ chức các cuộc thi giữa các khoa, tổ bộ môn....Do điều kiện thực tế của Tr-ờng trung cấp nghề KTKT miền

Tây, hiện tại đa số các giáo viên vẫn phải đi dạy hai ca, một bộ phận lớn giáo viên phải đi học vào các ngày nghỉ nên việc tổ chức theo hình thức hội họp, thông qua các hội nghị một cách th-ờng xuyên là khó tiến hành. Ban giám hiệu cần nghiên cứu hình thức bồi d-ỡng đơn giản và thuận tiện hơn cho giáo viên nh- hình thức dùng e-mail để triển khai nội dung và thu nhận phản hồi...

+ Đổi mới đánh giá hiệu quả bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên: Song song với việc đổi mới về nội dung, ph-ơng pháp bồi d-ỡng đội ngũ giáo viên nên tiến hành đổi mới cách thức đánh giá. Một trong những lí do khiến cho một bộ phận giáo viên ch-a tham gia tích cực vào các ch-ơng trình bồi d-ỡng do tr-ờng tổ chức là vì khâu đánh giá ch-a đ-ợc đề cao. Giáo viên ch-a nhận thấy đ-ợc động lực, mục tiêu để tham gia cũng nh- sự rằng buộc về mặt lợi ích của bản thân mình( nếu tham gia tích cực tôi sẽ đ-ợc đánh giá cao nh- thế nào, nếu ng-ợc lại thì ra sao...). Đổi mới đánh giá bao gồm đổi mới nội dung và hình thức đánh giá. Nội dung đánh giá thay vì chỉ kiểm tra nhận thức của giáo viên về những vấn đề bồi d-ỡng thì nên chú trọng vào khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế giảng dạy và nghiên cứu. Trong quá trình đánh giá có thể kết hợp nhiều hình thức khác nhau nh- đánh giá theo tổ bộ môn (các thành viên trong tổ tự đánh giá lẫn nhau), đánh giá chéo (tổ này đánh giá tổ kia), hay đánh giá chung toàn tr-ờng (hội đồng đánh giá do ban giám hiệu chỉ định, có thể mời thêm những ng-ời có trình độ, uy tín để đánh giá đ-ợc khách quan hơn).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật miền tây giai đoạn 2009 2015 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)