Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả tuyên truyền kinh tế ở Việt Nam thời kì hội nhập (Trang 28 - 30)

Hạn chế

Về nội dung

Bên cạnh những biểu hiện tích cực đã nêu trên thì một số nơi công tác tuyên truyền kinh tế còn tỏ ra bất cập, thể hiện trước hết ở nội dung.

Nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa chú trọng tuyên truyền kinh tế, chỉ chú trọng tuyên truyền chính trị nên các thông tin kinh tế thường được tuyên truyền cùng các nội dụng như chính trị, xã hội. Bên cạnh đó nội dung tuyên truyền kinh tế còn mang nặng tính lý thuyết, khô khan, thông tin chưa có chiều sâu, chưa đi vào giải quyết các vấn đề thực tế ở địa phương. Đặc biệt việc tuyên truyên trong các xí nghiệp, các công ty tư nhân có sự buông lỏng. Việc thông tin, tuyên truyền chỉ huy động được 30% người lao động và 50% tham gia. Một hiện tượng nữa là mức độ tiếp thu thông tin không đều giữa các miến, các vùng nhất là giữa thành thị với nông thôn và đặc biệt là miền núi. Các thông tin đến với vùng xa vùng sâu thường chậm hơn và mức độ tiếp thu thông tin ở những nơi này thường kém hơn. Do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách xã hội. Việc cụ thể hóa nội dung và hướng dẫn định hướng nội dung tuyên truyền ở những nơi này vẫn rất hạn chế.

Về hình thức

Những hạn chế về công tác tuyên truyền kinh tế biểu hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất là sự lạc hậu về cơ sơ vật chất, phương tiện tuyên truyền. Mặc dù trong những năm qua Đảng ta đã có sự đầu tư phát triển các phương tiện phục vụ tuyên truyền song so với yêu cầu của đất nước thì nhìn chung vẫn còn chưa đáp ứng đủ. Nhất là những vùng nông thôn, dân tộc thiểu số, bà con ít có điều kiện tiếp cận báo chí, nghe đài, xem truyền hình. Có nơi cả xã số ti vi đếm trên đầu người. Việc sử dụng các phương tiện hiện đại chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn.

Thứ hai việc chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các phương pháp, hình thức, giữa các cấp các ngành. Nhiều khi nội dung tuyên truyền sâu sắc nhưng hình thức tuyên truyền đơn điệu, chiếu lệ thì sẽ dẫn tới sự mất tập trung. Các hình thức tuyên truyền còn xảy ra hiện tượng chồng chéo nhau “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” , có những biểu hiện thiếu thống nhất quan điểm tư Trung ương đến địa phương dẫn đến việc thực hiện sai chủ trương chính sách. Những bất cập đó thể hiện rất rõ trong công tác giải phóng mặt bằng ở một số nơi, các hiện tượng sản xuất tràn lan, không căn cứ vào thị trường… nhất là ở các vùng chuyên doanh.

Thứ ba là sự tác động của cơ chế thì trường đã làm cho hoạt động tuyên truyền kinh tế bị thương mại hóa, nhất là trong báo chí, xuất bản, xuất hiện các “hãng thông tấn vỉa hè”, các hiện tượng “nhiễu thông tin”… thường xuyên xảy ra đối với nền báo chí hiện đại.

Về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 5 khóa X đã thừa nhận: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục hiệu quả”

Tình trạng suy thoái về đạo đức phẩm chất chính trị của cán bộ, Đảng viên đã làm suy giảm niềm tin trong nhân dân. Bên cạnh đó là năng lực tuyên truyền, đặc biết năng lực nhạy bén chính trị, nhạy cảm với những diễn biến phức tạp của thế giới và trong nước vẫn còn hạn chế. Ở các vùng sâu, vùng xa hiện tượng thiếu cán bộ vẫn phổ biến. Đặc biệt là khả năng vận động quần chúng, gần dân ở những nơi đó còn hạn chế, hiện tượng quan liêu, cửa quyền, áp đặt một chiều làm cho công tác tuyên truyền trở nên khô khan, không đi vào quần chúng được.

Nguyên nhân

Tình trạng hạn chế trên xuất phát từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan:

Về phía khách quan thì đó là tác động của cơ chế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch. Cơ chế thị trường đã tác động đến việc hình thành chủ nghĩa cá nhân, suy thoái đạo đức lối sống cán bộ. Mặt khác nó cũng tác động đến đối tượng nhân dân, nhân dân mải mê với công việc làm ăn kinh tế nên ít có dịp nghe đài, đọc báo, cập nhật thông tin… Đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch, “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực kinh tế.

Về phía chủ quan thì đó là sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà Nước. Sự buông lỏng quản lý của Nhà nước, nhất là tình trạng “khoán trắng” cho các cơ quan tuyên truyền. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vẫn chưa được Đảng ta chú ý nâng cao chất lượng. Chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng cho các cán bộ tuyên giáo vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức. Điều đó đã tác động đến hoạt động của đội ngũ người làm công tác tuyên truyền.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả tuyên truyền kinh tế ở Việt Nam thời kì hội nhập (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w