Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa, tất cả các Quốc gia đều đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu, Việt Nam ta là Quốc gia đang trên con đường quá đọ lên Chủ Nghĩa xã Hội, chuẩn bị về cơ sỏ vật chất cho Chủ nghĩa xã hội… kinh tế là vấn đề hàng đầu, lý luận mácxit về kinh tế, khoa học quản lý về kinh tế, đạo đức kinh tế,,,các vấn đề lý luận về phát triển kinh tế luôn là tiền đề cho những thành tựu kinh tế, Các Mác đã từng chỉ ra: “Lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”. Điều đó phản ánh vai trò to lớn của công tác
tuyên truyền của Đảng trong việc hình thành nhận thức, củng cố niềm tin, cổ vũ tính tích cực sáng tạo trong quần chúng để thực hiện một cách hiệu quả các đường lối, chính sách của Đảng.
Xu thế hội nhập tạo nhiều cơ hội và cả những thách thức cho sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước công tác tuyên kinh tế càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Tình hình mới đặt ra cho công tác tuyên truyền kinh tế nhiệm vụ mới với những cách thức, phương pháp mới một mặt nhằm giáo dục về những tri thức kinh tế, văn hóa kinh tế cho người lao động, tuyên truyền về việc áp dụng những thành tựu khoa học hiện đại, những phương pháp sản xuất tiên tiến. Mặt khác nó còn là công cụ quan trọng của Đảng ta trong việc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực kinh tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Công tác tư tưởng sẽ không bao giờ có nội dung nếu nó tách mình ra khỏi kinh tế và đời sống” (Đ/c Trường Chinh). Điều đó phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công tác tuyên truyền kinh tế, giáo dục kinh tế. Toàn Đảng, hệ thống chính trị cần tích cực phát triển hoạt động tuyên truyền kinh tế nhằm hướng tới thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.