Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả tuyên truyền kinh tế ở Việt Nam thời kì hội nhập (Trang 33 - 34)

Nghị quyết Trung ương 7 khóa VI đã đưa ra định hướng phát triển công tác tư tưởng của Đảng trong đó có định hướng về nội dung, hình thức, phương tiện tuyên truyền: “phong phú, sáng tạo, có tính thuyết phục và tính chiến đấu, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, với tâm lý và điều kiện hoạt động của hội viên”

Do đó trước xu thế mới của thời đại nội dung tuyên truyền kinh tế cần phải có sự đổi mới hơn nữa bám sát thực tiễn và đối tượng. Nội dung cần phải quán triệt các quan điểm về phát triển kinh tế – xã hội của Đảng tại các kì đại hội, nhất là tại đại hội IX “phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Nội dung phải không ngừng tuyên truyền về công cuộc đổi mới của đất nước, về bản chất của toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới, những cơ hội và thách thức, về đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa, về nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ…

Hình thức tuyên truyền kinh tế cũng cần phải có sự đổi mới theo hướng phù hợp với nội dung đa dạng hóa, hiện đại hóa. Tuyên truyền kinh tế cần có sự đổi mới đồng bộ trong từng hình thức từ tuyên truyền miệng đến truyền thông đại chúng. Các hình thức tuyên truyền trong các đơn vị, cơ sở địa phương cần được phát triển. Mỗi ngành, mỗi đơn vị kinh doanh cần phải có các báo cáo viên thường xuyên tổ chức nói chuyện thời sự, phổ biến nghị quyết… Đặc biệt trong tuyên truyền cần chú trọng phương pháp “dùng quần chúng giáo dục quần chúng”, thông qua các mô hình, các điển hình tiên tiến “người thật, việc thật”. Hồ Chí Minh từng

nói: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả tuyên truyền kinh tế ở Việt Nam thời kì hội nhập (Trang 33 - 34)