tuyên truyền kinh tế.
Với quan điểm toàn Đảng, toàn dân làm công tác tuyên truyền, Đảng ta cần phải kiện toàn tổ chức, bộ máy trong hệ thống làm công tác tuyên truyền bao gồm hệ thống tuyên truyền của Đảng, hệ thống tuyên truyền của các đoàn thể chính trị, trong đó nổi bật là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngoài ra còn có hệ thống tuyên truyền của cơ sở bao gồm tuyên truyền viên, báo cáo viên, các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị hoạt động văn hóa – nghệ thuật… bên cạnh đó Đảng ta cần huy động quần chúng nhân dân tham gia vào công tác tuyên truyền.
Trong đó việc xây dựng và nâng chất lượng cán bộ tuyên truyền là lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác tuyên truyền kinh tế, quyết định hiệu quả công tác tuyên truyền. Công tác tuyên truyền kinh tế cần chú trọng xây đựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn. Hồ Chí Minh từng dạy: “Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy… cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy”. Cán bộ tuyên truyền kinh tế cần phải có những hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh tế thế giới và trong nước, có kĩ năng phân tích, có kĩ năng quản lý kinh tế… cần có tác phong linh động, sáng tạo, kinh nghiệm thực tiễn phong phú.
Do đó việc đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng cần được quan tâm đảm bảo đúng định hướng. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII quy định rõ: “Có quy định kiểm soát việc sử dụng cán bộ sau đào tạo, bảo đảm làm đúng ngành nghề và chấp hành sự phân công”. Công tác giáo dục lý luận chính trị và kĩ năng nghề nghiệp cần được tiến hành thường xuyên.