Hoạt động nội bộ xanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TRONG THỜI KÌ 4.0 TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

IV. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM

2. Thực trạng phát triển ngân hàng xan hở Việt Nam

2.2. Hoạt động nội bộ xanh

Không chỉ đơn thuần là cấp tín dụng xanh mà một số ngân hàng gắn tính "xanh" vào các chiến lược marketing và định hướng phát triển dài hạn của mình.

Hiện nay, các ngân hàng đang phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử - một trong những hoạt động làm xanh hóa hoạt động ngân hàng. Theo thống kê, hiện nay có 65 ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng dịch vụ internet banking, 35 cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử. Tỷ lệ các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử đạt mức tuyệt đối là 100%. Điều này giúp các ngân hàng hạn chế được lượng lớn nguồn tài nguyên sử dụng như giấy, nước, các thiết bị điều hòa…

Sacombank không chỉ triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử từ khá lâu, mới đây, Sacombank cũng đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam dừng hoàn toàn cấp mã Pin thẻ bằng hình thức in ra giấy để góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời, tiết kiệm chi phí, thời gian và hạn chế rủi ro.

Agribank thông qua việc ứng dụng công nghệ để phi chứng từ hóa các phương tiện thanh toán, áp dụng ngân hàng điện tử trực tuyến... góp phần thúc đẩy tín dụng xanh. Đến nay, Agribank đã đóng góp tổng cộng 07 dịch vụ hệ thống CNTT xuất sắc trong lĩnh vực Ngân hàng gồm: Ứng dụng Agribank E Mobile Banking, Thẻ Chip chuẩn EMV, Nộp thuế điện tử, Thanh toán Biên mậu qua Internetbanking, Thanh toán song phương giữa Agribank và Kho bạc Nhà nước, ARS và BillPayment.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn triển khai các chương trình chuyên biệt về ngân hàng xanh như ngân hàng Bưu điện Liên Việt, ngân hàng Sacombank.

Từ năm 2012, ngân hàng Bưu điện Liên Việt triển khai chương trình Ngân hàng Xanh với mục đích đưa hoạt động bảo vệ môi trường trở thành hoạt động lâu dài, hướng đến sự phát triển bền vững. Chương trình bao gồm 3 hoạt động chính là: (1) xây dựng văn phòng xanh – phát động thi đua tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, tiết giảm tài sản công cộng như nước, giấy vệ sinh, tạo không gian xanh sạch đẹp; (2) đổi giấy lấy cây xanh nhằm tái sử

dụng giấy; (3) xây dựng quầy giao dịch xanh vì nụ cười khách hàng đem đến hình ảnh ngân hàng thân thiện, vui vẻ.

Ngân hàng Sacombank trong năm 2013 đưa ra chủ trương về việc giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách kiểm soát chặt chẽ chi phí vận hành và sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có với các biện pháp như sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, các thiết bị văn phòng có dán nhãn tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn không khí thải các bon, vòi tiết kiệm nước, sử dụng các công cụ giao tiếp hiện đại để hạn chế di chuyển… Kết quả ngân hàng này đã giảm được 12% chi phí điện, 14% chi phí xăng dầu, gần 30% chi phí di chuyển so với kế hoạch đầu năm đã đề ra.

Xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến, dẫn đến giảm dần vai trò của các chi nhánh ngân hàng. Với CMCN 4.0, chi nhánh ngân hàng không phải là kênh phân phối mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TRONG THỜI KÌ 4.0 TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 35)