Cơ hội và thách thức đối với phát triển ngân hàng xan hở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TRONG THỜI KÌ 4.0 TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

IV. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM

3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển ngân hàng xan hở Việt Nam

3.1. Cơ hội

Sự đồng lòng của các ngân hàng

Với vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế, việc các ngân hàng chủ động xanh hóa trong nội bộ cũng như các sản phẩm dịch vụ có tác động lớn đến các ngành liên quan và nhận thức của người dân. Những dấu hiệu tích cực trong hoạt động xanh hóa ngân hàng xuất hiện liên tiếp với quy mô ngày càng lớn trong những năm qua mở ra cơ hội lớn cho việc phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam.

Tăng trưởng tín dụng xanh có nhiều dư địa phát triển

Theo ước tính của IFC, tổng tiềm năng tổng đầu tư vào các dự án liên quan đến khí hậu của Việt Nam đến năm 2030 có thể đạt khoảng 753 tỷ USD. Trong số này, các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, thủy điện xanh) có nhu cầu đầu tư khoảng 140 tỷ USD. Do đó, các ngân hàng thương mại được cho là còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng tín dụng vào các công trình, dự án xanh hỗ trợ hóa nền kinh tế.

3.2. Thách thức

- Khung pháp lý hỗ trợ thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh còn thiếu và chưa đồng bộ cản trở việc triển khai rộng rãi.

- Các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. - Các dự án đáp ứng đủ tiêu chuẩn để giảm thiểu rủi ro liên quan đến môi trường xã

hội thường làm phát sinh chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế.

- Nhiều ngành nghề liên quan đến tăng trưởng xanh là các ngành nghề mới ở Việt Nam như điện mặt trời, điện gió, điện rác…

- Hệ thống công cụ mềm để thúc đẩy các dự án xanh đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể là về vấn đề hỗ trợ kĩ thuật, thẩm định các dự án...

- Các ngân hàng, tổ chức tài chính rất khó để đánh giá mức độ rủi ro và kiểm soát kết quả đầu ra của các dự án xanh.

- Ngân hàng vẫn e ngại về rủi ro tín dụng từ các dự án đầu tư xanh. Theo thống kê của NHNN, hiện mới có 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, trong đó chủ yếu được thực hiện tại một số hội sở và chi nhánh của các ngân hàng như: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, ACB, Sacombank, SHB, Viet A bank, OCB, HSBC…

- Bảng cân đối tài sản của các ngân hàng chủ yếu được hình thành từ luồng vốn ngắn hạn nên thiếu vốn trung và dài hạn đầu tư cho các dự án xanh, nền kinh tế thiếu các kênh huy động vốn trung và dài hạn để hỗ trợ cho tài chính xanh…

- Người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, thống kê cũng cho thấy có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần là chỉ rút tiền tại máy ATM và chỉ có 10% còn lại là dùng để thanh toán qua POS.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TRONG THỜI KÌ 4.0 TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 35 - 37)