Ảnh hưởng của nhiệt độ nung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu hồi sắt từ bã thải bùn đỏ (Trang 33 - 35)

Các mẫu gồm bùn đỏ, cacbon và chất phụ gia với thành phần là 100 : 20 : 6 theo tỉ lệ khối lượng, được nung lần lượt ở các nhiệt độ 1150oC, 1200oC, 1250oC và 1300oC trong khoảng thời gian 110 phút.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến TFe, MFe

Nhiệt độ (oC) 1150 1200 1250 1300

TFe (%) 69,5 53,2 65,0 81,3

MFe (%) 45,7 30,9 53,5 74,3

Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến tỉ lệ kim loại hóa (MFe/TFe) và hiệu suất thu hồi sắt (RFe) được trình bày trong hình 3.5.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến MFe/TFe và RFe

Từ bảng 3.4 và hình 3.5 nhận thấy rằng tổng hàm lượng sắt TFe và tỉ lệ kim loại hóa (MFe/TFe) tại 1200oC thấp hơn tại 1150oC và 1250oC. Có thể giải thích điều này như sau: Tại nhiệt độ 1150o

C – 1200oC, các hợp chất như 2FeO·SiO2, 2FeO·Al2O3 và 2FeO·2Al2O3·5SiO2 được tạo ra từ phản ứng giữa các chất FeO, SiO2 và Al2O3 có trong bùn đỏ. Có khả năng các chất vừa mới tạo thành này ngăn cản, làm giảm độ hoạt động của các chất phản ứng ban đầu, do đó sự khử sắt oxit và sự hình thành các tinh thể sắt đã bị ngăn chặn.

Hình 3.5 cũng cho thấy nhờ có các chất phụ gia nên chúng đã có ảnh hưởng tích cực đến phản ứng khử sắt oxit bằng cacbon, do đó ở nhiệt độ cao hơn 1200oC sự gây cản trở của các hợp chất nêu trên đã bị vô hiệu hóa. Vì vậy TFe cũng như MFe/TFe tăng lên khi nhiệt độ nung cao hơn 1200oC. Tại nhiệt độ 1300oC, TFe; MFe/TFe và RFe lần lượt thu được là 81,3% ; 91,4% và 83,2%.

Từ các kết quả trên, ở phần tiếp theo, chúng tôi lựa chọn nhiệt độ để khảo sát các thông số khác là 1300oC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu hồi sắt từ bã thải bùn đỏ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)