Ảnh hưởng của nhiệt độ khi nung bùn đỏ được khảo sát theo phương pháp phân tích nhiệt. Kết quả phân tích nhiệt được chỉ ra ở hình 3.4.
Furnace temperature /°C 0 200 400 600 800 1000 TG/% -15 -10 -5 0 5 10 15 d TG/% /min -9 -6 -3 HeatFlow/µV -40 -30 -20 -10 0 10 Mass variation: -2.233 % Mass variation: -11.340 % Mass variation: -0.653 % Peak :76.4653 °C Peak :314.8958 °C Peak :249.4756 °C Peak :526.7012 °C Figure: 05/03/2007 Mass (mg):26.78
Crucible:PT 100 µl Atmosphere:Air
Experiment:Bui do chua nung
Procedure:30 ----> 1250C (10 C.min-1) (Zone 2)
Labsys TG
Exo
Hình 3.4.Giản đồ phân tích nhiệt mẫu bùn đỏ 2
0 1 1
Dựa vào hình 3.4, peak thu nhiệt ở 76,46oC ứng với sự mất nước ẩm hấp phụ (2,23%). Peak thu nhiệt ở 314,89oC ứng với độ giảm khối lượng là 11,34% có lẽ do mất nước cấu trúc chủ yếu của khoáng goethite FeO(OH). Peak thu nhiệt nhỏ ở 526,7oC ứng với độ giảm khối lượng là 0,65% có lẽ do mất nước cấu trúc của khoáng natri nhôm silicat hidrat. Độ giảm khối lượng tổng cộng do mất nước cấu trúc là 11,34% là khá phù hợp so với giá trị L.O.I (10,72%) đã chỉ ra ở bảng 3.3 ở trên.
Từ khoảng 620oC - 1200oC trở đi khối lượng mẫu hầu như không đổi. Do vậy ở phần tiếp theo khi tiến hành quá trình thu hồi sắt chúng tôi lựa chọn nhiệt độ khảo sát ban đầu là 1150oC.
Tóm lại bùn đỏ có kích thước khá mịn, với đa số các tập hợp hạt cỡ khoảng 10 µm – 30 µm. Thành phần hóa học của bã thải bùn đỏ chủ yếu bao gồm các nguyên tố: O, Fe, Al, Na, Ca, Si, Ti với hàm lượng sắt oxit là 42,93%, nhôm oxit 22,72 %, Na2O tan 5,27%. Bùn đỏ không nung chứa khoáng goethite FeO(OH) và natri nhôm silicat hidrat, các cấu tử còn lại ở dạng vô định hình. Độ giảm khối lượng tổng cộng do mất nước cấu trúc khoảng 12%.