Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 36 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của huyện Tam Dương là 10.825,08 ha chiếm khoảng 8,76% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó đưa vào khai thác sử dụng 10.800,60 ha (chiếm 99,77% quỹ đất của huyện), đất chưa sử dụng còn lại là 24,48 ha (chiếm 0,23%). Về thổ nhưỡng, tài nguyên đất của huyện Tam Dương gồm có 6 nhóm đất chính, đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:

Nhìn chung, đất đai huyện Tam Dương đa dạng, phân bổ thành những vùng tương

đối tập trung, thích hợp với sản xuất cây lương thực, thực phẩm trên đất bằng, cây ăn quả

và cây dài ngày, sản xuất nông lâm kết hợp trên đất đồi.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Tam Dương phụ thuộc vào sông Phó

Đáy và các ao hồ phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Với dung tích khai thác có thể lên tới hàng chục triệu m3. Tuy nhiên do địa hình phức tạp của huyện mà nguồn nước mặt này

phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của huyện, như là thường xuyên có mưa tập trung và có những đợt mưa lớn (200 - 300 mm) gây lên ngập úng ở các xã ven sông Phó Đáy,

ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của huyện Tam Dương chưa có tài liệu nào đánh giá chính xác. Tuy nhiên, với ước lượng nước sinh hoạt trong dân từ giếng khoan và giếng khơi có thể khai thác khoảng vài trăm m3/ngày đêm, chất lượng nước tốt. Trừ

nguồn nước ngầm của thị trấn Hợp Hoà, xã Đạo Tú có lẫn một số tạp chất hoà tan, khi dùng cho sinh hoạt cần phải xử lý trước khi dùng.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Toàn huyện Tam Dương có 1.105,63 ha đất lâm nghiệp. Trong đó toàn bộđất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất. Tập trung chủ yếu ở các xã: Đồng Tĩnh, Kim Long, Hướng

Đạo, Đạo Tú,... Diện tích đất rừng trồng trên đã được giao khoán đến tay người sản xuất. Do vậy việc khai thác có thời gian và định kỳđảm bảo chủđộng được việc khai thác và bảo vệđất, ngoài ra còn cung cấp hàng nghìn m3 gỗ các loại phục vụ cho sản xuất công nghiệp mỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện.

Diện tích đất rừng của huyện còn đóng góp rất lớn đến độ che phủ mặt đất nhằm

đảm bảo chống xói mòn đất, cân bằng khí hậu, môi trường sinh thái. Trong giai đoạn tới cần khuyến khích người dân trồng và phát triển mạnh hơn nữa phong trào trồng rừng góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Tam Dương nói riêng là một vùng nghèo tài nguyên khoáng sản. Về một số loại tài nguyên quặng quý hiếm như vàng, thiếc, có những trữ lượng quá nhỏ không thểđầu tư khai thác còn với huyện Tam Dương có mỏ than bùn ở

Hoàng Đan, Duy Phiên, Hoàng Lâu có thể khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Ngoài ra đất để làm gạch ngói có ở nhiều xã trong huyện. Tuy nhiên, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện.

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Tam Dương là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta. Từ thời kỳ xa xưa trên vùng đất này đã có những tập đoàn dân cưđến khai phá đất đai

và sinh sống. Tên huyện Tam Dương có từ thời Trần, đầu thời Mạc gọi là huyện Tam Dương, thời thuộc Minh huyện Tam Dương thuộc phủ Tuyên Hoá và đến đời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Tam Dương thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Năm 1891 Tam Dương thuộc đạo Vĩnh Yên. Qua các lần tách nhập tỉnh, huyện Tam Dương lần lượt thuộc các huyện Sơn Tây, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Phú và ngày nay là một trong 9 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện lỵ trước là thị trấn Hợp Hòa. Đến nay rời đến làng Điền Lương, Đình Thế thị trấn Hợp Hoà và Đạo Tú.

Huyện Tam Dương có nhiều di tích lịch sử quý giá với 3 di tích được Bộ văn hóa xếp hạng. Trong đó nổi bật là chùa chiền, đền thờ cổ với nhiều lễ hội, các làng nghề truyền thống (Kim Long, Hợp Thịnh).

3.1.2.6. Thực trạng môi trường

Kết quả quan trắc nước thải của bệnh viện đa khoa huyện Tam Dương cho thấy: Có 3 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,12 lần; Chất rắn lơ lửng vượt TCCP 1,02 đến 1,28 lần; Coliform vượt TCCP từ 1,46 đến 9 lần.

Một thực tế nữa trên địa bàn huyện Tam Dương là việc xử lý nước thải từ các cụm công nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn môi trường và xả thải ra môi trường tiếp nhận.

Chất lượng môi trường đất Tam Dương hiện nay đang bị tác động mạnh và có chiều hướng suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hoạt động công nghiệp dịch vụ. Mặc dù các tồn dư phân bón hoá học, thuốc BVTV trong đất không vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên 100% số mẫu phân tích đều xuất hiện nồng độ dư lượng thuốc BVTV gốc Clo hữu cơ. Với tính chất và có khả năng tồn lưu, tích luỹ rất lâu trong đất, đặc biệt là trong đất nông nghiệp thâm canh lúa, rau, hoa màu. Vì vậy, về lâu dài sẽ tác động gián tiếp đến sức khoẻ của con người không chỉ qua sản phẩm nông nghiệp mà còn có thể tiếp tục thẩm thấu qua nguồn nước mặt, nước ngầm gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 36 - 39)