3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.3.3. Hiệu quả đối với công tác quản lý Nhà nước
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai:
a) Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt, tài sản quốc gia với những đặc điểm đặc
thù riêng, đất đai tham gia vào thị trường và được khai thác triệt để tiềm năng giá trị, tạo nguồn thu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có thể khẳng
định đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất là biện pháp tích cực khai thác quỹ đất hiệu quả. Kết quả thu được từđấu giá đấu giá quyền sử dụng đất khẳng định vai trò của đất đai trong
nền kinh tế thị trường, thừa nhận đất đai, quyền sử dụng đất là hang hoá trong hoạt động thị trường BĐS.
b) Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, công tác cấp GCN QSDĐ có thể triển khai thực hiện nhanh chóng, thuận lợi đối với các cơ quan quản lý đất đai, tạo niềm tin đối với người sử dụng đất. Bài học rút ra được từ việc đấu giá là công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phải được thực hiện trước một bước, đảm bảo tính đồng bộ, tính khả
thi của các dự án.
c) Đấu giá quyền sử dụng đất, với phương thức, thủ tục tiến hành đơn giản, nhanh gọn, không phải qua nhiều cấp như cơ chế giao, cấp đất, thủ tục rườm rà, làm ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện các dự án đổi đất lấy hạ tầng, gây lãng phí thời gian, tiền của của Nhà nước và nhân dân.
d) Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những cơ sở, căn cứ để Nhà nước định giá đất, hình thành thị trường BĐS và góp phần tạo mặt bằng giá cả, tạo sự ổn định cho thị
trường bất động sản. Nếu đấu giá quyền sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, liên tục trên phạm vi cả nước sẽ giúp Nhà nước thống kê được giá đất chuyển nhượng thực tếđối với từng vùng, từng khu vực trong những khoảng thời gian nhất định. Đây là căn cứ, cơ sở
quan trọng giúp Nhà nước định giá đất sát với giá chuyển nhượng đất thực tế, hạn chế sự
thất thu cho ngân sách Nhà nước từ tài sản đất đai.
e) Đấu giá quyền sử dụng đất là một hình thức khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủđầu tư nhằm huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời loại bỏđược yếu tố tiêu cực trong cơ chế Xin - Cho hiện đang tồn tại ở nhiều địa phương trong cả nước, góp phần lành mạnh hoá thủ tục hành chính, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.