b. Quá trình xây dựng MAC PDU trong 802.16
3.4.2.3. Hiệu năng của STBC
Trong phần này chúng ta sẽ mô phỏng hiệu năng của STBC trên kênh fading Rayleigh với số anten phát, thu khác nhau. Chúng ta sẽ thay đổi loại điều chế và kích thước mã để duy trì hiệu quả trải phổ không đổi đểđưa ra sự so sánh một cách công bằng nhất. Ta cũng giả thiết rằng phía thu biết về thông tin trạng thái kênh hoàn hảo.
Tỉ lệ lỗi bit BER của STBC với hiệu quả trải phổ 3 bit/s/Hz cho số anten phát khác nhau được miêu tả trên hình 3.7. Hiệu năng của sơ đồ điều chế 8 PSK không mã hóa cũng được thể hiện để so sánh. Điều chế 8 PSK với tỷ lệ mã là 1, hiệu quả
trải phổ là 3 bit/s/Hz. Hệ thống 3 và 4 anten thực hiện ở tỷ lệ mã 3/4, để duy trì hiệu quả trải phổ phải dùng điều chế 16QAM.
Hình 3. 8. Tỉ lệ lỗi bit BER cho STBC với 3 bit/s/Hz trên kênh fading Rayleigh
với số anten thu là 1 [18]
Từ hình vẽ ta thấy ở BER = 10-5, mã của sơ đồ 4x1 tốt hơn sơđồ 3x1 là 2,5dB và 2x1 là 7 dB.
Chúng ta tiếp tục thực hiện mô phỏng ở hiệu quả trải phổ là 2bit/s/Hz. Hình 3.8
miêu tả BER cho STBC có hiệu quả trải phổ 2bit/s/Hz với 2, 3 và 4 anten phát và 1 anten thu. STBC với 2 anten phát là mã c
2 X tỷ lệ 1 và sử dụng điều chế QPSK. Mã STBC với 3 và 4 anten phát là mã c 3 X và c 4 X tỷ lệ ½ và sử dụng điều chế 16QAM. Ở
BER=10-5, mã STBC với 4 anten phát đạt độ lợi cao hơn mã 3 anten phát và 2 anten phát tương ứng là 3dB và 5 dB.
Hình 3. 9.Tỉ lệ BER cho STBC với hiệu quả trải phổ 2bit/s/Hz trên kênh fading
Rayleigh với 1 anten thu [18]
Tỉ số BER cho các mã với 1bit/s/Hz với số anten khác nhau và 1 anten thu được miêu tả trên hình 3.9. STBC với 2 anten phát là mã c
2 X tỷ lệ 1 và sử dụng điều chế BPSK. Mã STBC với 3 và 4 anten phát là mã c 3 X và c 4 X tỷ lệ ½ và sử dụng điều chế
QPSK. Ở BER=10-5, mã STBC với 4 anten phát đạt độ lợi cao hơn mã 3 anten phát và 2 anten phát tương ứng là 2,5dB và 8 dB.
Hình 3. 10. Tỉ lệ BER cho STBC với hiệu quả trải phổ 1bit/s/Hz trên kênh
fading Rayleigh với 1 anten thu [18]
Từ các kết quả mô phỏng trên cho thấy khi số anten phát tăng có thể cải thiện
đáng kể hiệu năng hệ thống. Hơn nữa, số anten phát lớn cũng không tăng tính phức tạp cho bộ giải mã vì thực tế, các bộ giải mã chỉ xử lí tuyến tính các tín hiệu thu
được. Việc áp dụng công nghệ phân tập anten thu tỏ ra không hiệu quả do yêu cầu về sự đơn giản, nhỏ gọn và giá rẻ của thiết bị đầu cuối, do đó phân tập anten phát
được đề xuất sử dụng ở các trạm BTS . Kỹ thuật phân tập này đã và đang hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả trong việc cải thiện hiệu năng hệ thống.