Lựa chọn chế độ MIMO thích ứng

Một phần của tài liệu Công nghệ winmax và kỹ thuật mino (Trang 120 - 122)

b. Quá trình xây dựng MAC PDU trong 802.16

3.6. Lựa chọn chế độ MIMO thích ứng

: Rõ ràng nhìn vào các chế độ hoạt động của hệ thống đa anten chúng ta thấy rằng mỗi một chế độ đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do vậy, ở

chuẩn di động WiMAX đã hỗ trợ khả năng chuyển mạch thích ứng để giải quyết bài toán thỏa hiệp giữa những lợi ích khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kênh truyền. Ví dụ như khi kênh truyền ở điều kiện tốt, hệ thống antenna thông minh chuyển sang chế độ ghép kênh không gian để có thể tăng tốc độ truyền dẫn. Về mặt lý thuyết, WiMAX di động với cấu hình antenna thông minh 2x2 MIMO và tỷ lệ DL/UL=1:0 thì tốc độ truyền dẫn có thể đạt tối đa ở mức 63.36 Mbps cho kênh truyền đường xuống và đạt tốc độ 46.08 Mbps với hệ số tỷ lệ DL:UL là 3:1[23]. Nhưng khi điều kiện kênh truyền suy giảm làm cho tỷ lệ lỗi gói (PER) tăng do đó mức PER ngưỡng không đạt được tại những vùng biên của cell. Lúc này do có sự hỗ trợ của chức năng chuyển mạch thích ứng, hệ thống anten sẽ chuyển sang làm việc ở chế độ

Space-time để duy trì vùng phủ sóng với mức PER ngưỡng, tuy nhiên tốc độ truyền dẫn sẽ bị giảm xuống. Hình vẽ 3.12 mô tả hiệu quả phổ tần theo tỉ số SNR của hai phương thức MIMO.

Hình 3. 22. Lựa chọn chếđộ thích ứng MIMO [25]

Từ hình vẽ ta thấy với SNR thấp, khi thuê bao ở phía bờ ngoài của ô hoặc khi tín hiệu yếu, ma trận A với mã hóa không gian thời gian STC sẽ thực hiện tốt hơn ma trận B với ghép kênh không gian SM. Ngược lại, ở SNR cao, ma trận B sẽ

thực hiện tốt hơn. Trong hệ thống WiMAX lí tưởng ứng dụng công nghệ MIMO sẽ

hỗ trợ cả hai ma trận A và B. Hệ thống sẽ tính toán một điểm chuyển mạch tối ưu và tự động chuyển giữa chúng để cực đại hóa phổ tần mà không giảm vùng phủ

sóng.

Hình 3. 23. Hệ thống MIMO với máy phát chuyển mạch giữa ghép kênh

Một phần của tài liệu Công nghệ winmax và kỹ thuật mino (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)