ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
3 Đất chưa sử dụng
Nhóm đất nông nghiệp: đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 15.991,61 ha, chiếm 72,86%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 23,52%, còn lại là đất nuôi trồng thủy sản.Diện tích đât nuôi trồng thủy sản là 793,88 ha, trong đó có535,07 ha đất nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn và nước lợ; 258,81 ha đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ở có 250,51 ha; đất chuyên dùng có diện tích 1005,81 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 55,72 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1.777,87 ha
Nhóm đất chưa sử dụng: Đất bằng chưa sử dụng chiếm 2.108,85 ha. Nhóm đất này phân bố manh mún, rải rác với diện tích nhỏ.
3.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản
Các khoáng sản có hiệu quả kinh tế chủ yếu trong địa bàn huyện là khoáng sét làm gạch, quặng Pyrophilit, ngoài ra có thể khai thác đá cuội, sỏi, cát ở ven các sông, suối phục vụ tại chỗ trên địa bàn huyện.
Quặng Pyrophilit: có trữ lƣợng ƣớc tính khoảng vài trăm ngàn tấn phân bốở Đèo Mây, Bình Hồ(xã Quảng Lâm), chất lƣợng quặng trung bình, trữ lượng các vỉa quặng có hàm lượng AL2O3 trên 20%. Quặng Pyrophilit qua công nghiệp chế biến là nguyên liệu quan trọng để sản xuất đồ sứ cao cấp và có thể phục vụ cho TTCN sản xuất làm hàng mỹ nghệ.
Khoáng sét: phân bố trong huyện, tập trung ở 9 điểm thuộc các xã Tân Bình, Đầm Hà, Quảng Tân và Đại Bình với trữ lượng lớn khoảng 1.258 nghìn m3. Điểm khoáng tập trung lớn nhất ở Tân Bình, Đầm Hà có diện tích 19 ha, tầng dày trung bình 3 m, trữ lƣợng khai thác đạt 570.000 m3, có thể sản xuất mỗi năm khoảng 20-25 triệu viên gạch trong vòng 20 năm.
Đá cuội sỏi, cát, đá hộc: vẫn đang đƣợc khai thác ở các lòng sông, suối của huyện, (tiêu thụ trong thị trƣờng huyện).
Đá ốp lát: chủ yếu đá Granit trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3, có màu hồng xanh khá đẹp, xếp vào loại giá trị kinh tế cao
3.1.1.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Tài nguyên rừng
Đầm Hà là huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2018 là 15.991,61 ha, chiếm 51,3% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện bao gồm:
Phân loại theo nguồn gốc:
Rừng tự nhiên: Năm 2018, Đầm Hà có tổng diện tích là 8432,43 ha, trong đó rừng tự nhiên sản xuất là 1.761,47 ha, rừng tự nhiên phòng hộ là 6670,96 ha với nhiều loại gỗ quý hiếm như lim, sến, táu, giẻ…và các loại lâm đặc sản quý khác như nấm hương, ba kích…phân bố chủ yếu ở các xã Quảng Lâm, Quảng An, Tân Bình. Rừng tự nhiên có độ che phủ cao có ý nghĩa quan trọng với khả năng trữ nước đầu nguồn phục phụ sinh hoạt và sản xuất.
Rừng trồng:Năm 2018, toàn huyện có 8924,32 ha rừng trồng, bao gồm rừng trồng sản xuất, rừng trồng phòng hộ được phân bố chủ yếu ở xã Quảng An, Quảng Lâm, Dực Yên, Quảng Lợi, Tân Lập, Đại Bình,... với mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái chống xói mòn, một số cây có giá trị kinh tế cao như: thông, keo, bạch đàn phục vụ công nghiệp khai thác chống lò, làm giấy và xây dựng dân dụng.
Phân loại theo mục đích sử dụng: Diện tích rừng theo mục đích sử dụng bao gồm (Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Hà, 2018):
- Rừng phòng hộ có tổng diện tích là 10.524,08 ha -Rừng sản xuất có tổng diện tích là 12.622,60 ha. Đa dạng sinh học
- Rừng ngập mặn: phân bố ở khu vực các xã ven biển với thành phần loài khá đang dạng. Rừng ngập mặn huyện Đầm Hà đƣợc phân thành 2 loại là rừng thuần loài và rừng hỗn giao:
+ Rừng thuần loài: trên bãi biển mới bồi, quần thể mắm biển mọc thuần loài, vài chỗ có cả sú phân bố ở phía bờ hướng đất liền. Khu vực nước lợ có bần chua mọc thuần loài.
+ Rừng hỗn giao: chủ yếu phân bố trên bãi biển ngập triều trung bình có thành phần phức tạp, chủ yếu hình thành rừng hỗn giao gồm các loài đâng, trang, sú, mắm. Rừng hỗn giao gồm có 4 loại chính: đâng + mắm; đâng + sú, sú+ trang, sú + mắm.
Nhìn chung, so với tỉnh Quảng Ninh đa dạng thành phần loài trong rừng ngập mặn khá nghèo nàn. Toàn huyện có 7 loài cây ngập mặn (ví dụ: cây đâng, bần chua, mắm biển, sú, trang,…), trong đó đâng và trang là 2 loài chiếm ưu thế nhất.
* Công tác quản lý đất đai tại huyện Đầm Hà
Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Căn cứ Quyết định số 672/TTg ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1661/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và và cơ sở đất đai tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015, đến nay đã có 12/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đầm Hà được đo đạc lập hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính làm cơ sở để quản lý đất đai.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số: 2565/QĐ-UBND ngày 27/06/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Đầm Hà”.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: Diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân tính đến ngày 30/6/2017 là 6.211,78ha, đất ở nông thôn đã cấp 459,3 ha; đất sản xuất nông nghiệp đã cấp 557,5 ha; Đất nuôi trồng thủy sản đã cấp 411,6 ha
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai: Đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm và nhiều phức tạp do đó ngành đất đai cũng luôn là ngành có nhiều khiếu nại, tố cáo nhất trong các ngành của UBND huyện. Chính vì vậy, UBND huyện chỉ đạo giải quyết tranh chấp đất đai đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Nhờ sự cố gắng của các ban ngành, các quyết định giải quyết sau khi ban hành cơ bản được thực hiện góp phần làm ổn định tình hình quản lý sử dụng đất ở địa phương. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị lớn, vấn đề đất đai ngày càng trở nên bức xúc, nên tình trạng sử dụng đất sai mục đích, tự ý lấn chiếm đất, làm nhà trái phép vẫn còn xảy ra.