Ẩm không khí trong chuồng nuôi

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi kín lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ trứng thương phẩm giống hisex brown (Trang 27 - 28)

Khả năng chứa nƣớc của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao không khí càng hút ẩm và ngƣợc lại. Không khí trong chuồng nuôi thƣờng bão hòa hơi nƣớc do gà thải ra ngoài trong khi thở, nƣớc bóc hơi từ phân, từ bề mặt của thiết bị cung cấp nƣớc, từ mặt nƣớc rơi vãi và hơi nƣớc từ ngoài vào do thông khí kém. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự thải hơi nƣớc đặc biệt là nhiệt độ của không khí, sức đẻ trứng, thành phần thức ăn, phƣơng pháp thu dọn phân, sự cách ly của tƣờng và nền chuồng,…do đó cần có hệ thống thông khí. Độ ẩm tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65 – 70%, độ ẩm không khí cao ảnh hƣởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của gà. Độ ẩm thấp có hại cho gà vì bụi sinh ra nhiều làm hỏng màng nhầy, không khí khô làm da khô gây ngứa, đây là một trong những nguyên nhân gây mổ nhau, ăn lông. Ẩm độ chuồng thích hợp để nuôi gà sinh sản là 60 – 70% (Nguyễn Đức Hƣng, 2006).

Ẩm độ cao cũng là một trong những yếu tố bất lợi cho sự phát triển của gà (Adil, 2009). Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn phát triển, lớp độn chuồng dễ bị nấm mốc gây mủn nát, các thiết bị dụng cụ nhà nuôi dễ hỏng hoặc phải lau chùi, cọ rửa nhiều, các bệnh dễ lây lan hơn. Sự kết hợp của ẩm độ và nhiệt độ cao làm giảm sức đề kháng của gà, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật trong chuồng nuôi phát triển, đặc biệt là sự phát triển của E.coli, kèm theo triệu chứng hô hấp. Nhiệt độ và ẩm độ cao hơn so với điều kiện chuẩn thì có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ lệ

18

tiêu chảy (tỷ lệ tiêu chảy cao từ 32,5 – 37,8%), tỷ lệ hô hấp (22,4 – 40%) và tỷ lệ chết (4,45 – 7,84%) ở gà (Nguyễn Thị Thanh Giang, 2010).

Ẩm độ tƣơng đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, phƣơng pháp cho uống và thể thức lƣu thông khí của chuồng nuôi. Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở, ngạt, dễ bị các bệnh đƣờng hô hấp.

Ẩm độ cao gây tác hại gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của các loài mầm bệnh nhƣ vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm móc (Võ Bá Thọ, 1996).

Ẩm độ thấp từ 40 đến 50% sẽ gây hại cho gà. Chuồng nuôi dễ bụi gây bẩn không khí, gà dễ bị bệnh hô hấp. Vào mùa khô hanh ở nƣớc ta có những ngày kèm theo lạnh nên sự bốc hơi từ phổi tăng nhanh dễ gây cho cơ thể bị mất nhiệt và lạnh (Đào Đức Long, 2004).

Khi ẩm độ khô thì nhu cầu uống nƣớc của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn giảm xuống, gà dễ bị mất nƣớc, da khô, chuồng bụi,…Giữa nhiệt độ và ẩm độ tƣơng đối có mối tƣơng quan nghịch với nhau. Bình thƣờng ẩm độ tốt nhất đối với gà là từ 65 – 75% (Dƣơng Thanh Liêm, 2003).

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi kín lên năng suất sinh sản và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ trứng thương phẩm giống hisex brown (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)