Những nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm colletotrichum spp. gây bệnh thán thư hại gấc trong điều kiện phõng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 25 - 26)

Năm 2005, Đỗ Thu Hà đã phân lập đƣợc 587chủng thuộc chi Streptomyces. Tuyển chọn đƣợc 5 chủng QN-23, QN-24, QN-120, QN-225, ĐN-253 có hoạt tính kháng sinh mạnh đối với nấm kiểm định và chất kháng sinh do 5 chủng này tạo ra đều thuộc nhóm polyen, thử nghiệm dung dịch nuôi cấy của 2 chủng QN-24, QN- 120 để xử lý hạt giống cà chua, ớt, ngô, lúa trƣớc khi gieo cho kết quả tốt.

Theo Đào Thị Lƣơng và ctv. (2005), tuyển chọn đƣợc chủng xạ khuẩn L30 có khả năng sinh chất kháng sinh phổ rộng, kháng vi khuẩn và nấm, nhƣng mạnh nhất là chống các chủng Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo rũ ở cây trồng

P. solanacearum 12 gây bệnh héo rũ trên khoai tây, P. solanacearum 20 gây bệnh trên cà chua và P. solanacearum 222 gây bệnh trên cây lạc. Dịch trích từ chủng xạ khuẩn L30 pha loãng 1000 lần có khả năng kích thích sự nảy mầm của hạt lạc và không có ảnh hƣởng khi tiêm trực tiếp vào cây cũng nhƣ tƣới vào đất nhƣng lại có khả năng ức chế bệnh héo xanh so vi khuẩn Pseudomonas solanacearum 222. Bùi Thị Hà (2008), sau khi phân lập và tuyển chọn đƣợc 2 chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces là Đ1 và R1 có hoạt tính kháng nấm mạnh nhất trong tổng số 30 chủng có khả năng kháng nấm. Hai chủng Đ1 và R1 có khả năng ức chế đƣợc cả 2 chủng nấm gây bệnh trên chè là CT - 2E và CT - 5X. Theo nghiên cứu của Lê Thị Bích (2011) đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy các chủng xạ khuẩn đƣợc phân lập từ những ruộng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy xạ khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty, sự nảy mầm cũng nhƣ khả năng giết chết bào tử nấm Fusariumoxysporum f.sp. niveum.

Theo Nguyễn Thùy Linh (2011), dùng xạ khuẩn phòng trị bệnh đốm lá vi khuẩn trên ớt do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. vessicatoria trong điều kiện

in vitro và nhà lƣới. Qua nghiên cứu thấy đƣợc hiệu quả phòng bệnh khi dùng dịch trích từ các chủng xạ khuẩn phân lập đƣợc với 4 cách xử lý là ngâm hạt + tƣới đất, phun trƣớc, phun sau, phun trƣớc + phun sau. Nhƣng ở thời điểm 17 ngày sau khi lây bệnh chủng xạ khuẩn 3 với biện pháp phun sau và chủng xạ khuẩn 33 với biện

13

pháp phun trƣớc có hiệu quả phòng trị cao nhất với phần trăm diện tích lá bệnh lần lƣợt là 4,2%; 4,1% trong khi đối chứng là 7,8%.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm colletotrichum spp. gây bệnh thán thư hại gấc trong điều kiện phõng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 25 - 26)