cầu đổi mới giáo dục
Nội dung và cách tiến hành:
- Xây dựng và quản lý nền nếp học tập của học sinh: + Xác định động cơ học tập.
+ Xác định mục tiêu nhiệm vụ học tập. + Xác định yêu cầu (chuẩn) chất lượng.
+ Xác định qui trình thực hiện các hoạt động học tập (trên lớp và ở nhà) + Xây dựng kế hoạch học tập và chuẩn bị điều kiện học tập. nắm vững hướng dẫn của giáo viên và vận dụng vào từng công việc học tập.
- Quản lý việc tự học của học sinh, tổ chức học nhóm:
+ Tổ chức cho học sinh học tập nội qui của nhà trường, của lớp (chú trọng nhiệm vụ, quyền hạn của học sinh; kiểm tra đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật đối với học sinh.)
+ Đẩy mạnh công tác tổ chức, quản lý chắt chẽ việc học tập chính khoá, ngoại khoá và học tập ở nhà cho học sinh.
+ Học sinh tự kiểm tra, đánh giá từng nhiệm vụ học tập và tự xác định được những vấn đề cần cải tiến trong học tập. Tự khích lệ, quan tâm, kiên trì.
+ Nhóm , tổ, đội thi đua của lớp, trường kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ở trên lớp. Trao đổi học tập kinh nghiệm của bạn bè ngay trên lớp. Tham gia hoạt động báo cáo kinh nghiệm học tập ở lớp, ở trường.
+ Giáo viên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh ở trên lớp. Áp dụng cải tiến cách học của học sinh theo từng phần nhỏ.
- Kế hoạch phân loại và bồi dưỡng học sinh giỏi - yếu kém.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân loại học sinh giỏi - yếu theo qui trình, kế hoạch.
+ Tổ chức các câu lạc bộ để bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
+ Tổ chức các cuộc thi, buổi ngoại khoá có gắn với nội dung các bài học để góp phần củng cố kiến thức cho học sinh.
+ Gây được tâm lý phấn khởi, ham thích hoạt động học tập.
- Tăng cường mối quan hệ giữa các đoàn thể trong nhà trường, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh.