ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học
Nội dung và cách tiến hành:
- Tổ chức để giáo viên nghiên cứu, quán triệt quan điểm chỉ đạo về đổi mới đánh giá học sinh theo chương trình, sách giáo khoa mới.
- Tổ chức bồi dưỡng các phương pháp và kỹ năng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Về hình thức đánh giá, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại giáo viên qua sự phối hợp thanh tra định kỳ và đột xuất giữa Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn. Đặc biết chú ý đến sổ ghi điểm của học sinh. Quản lý điểm của học sinh hàng tháng qua phần mềm quản lý điểm.
- Chỉ đạo quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh. Cải tiến, đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học của học sinh đối với các bài kiểm tra định kỳ. Đổi mới từ khâu tổ chức, ra đề, thi, chấm thi.
+ Tổ chức ra đề thi (kiểm tra): Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất mức độ, nội dung đề thi phải phù hợp với chuẩn kiến thức theo qui định của Bộ GD&ĐT. Yêu cầu giáo viên tất cả các khối lớp phải ra đề, đáp án, thang điểm có trình độ tương đương đáp ứng các yêu cầu của chuyên môn. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm chọn lọc, tổng hợp lại cấu trúc đề cho hợp lý hoặc điều chỉnh đáp án, thang điểm cho phù hợp. Đổi cháo giáo viên coi thi để tạo được tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá.
+ Tổ chức chấm bài thi (bài kiểm tra): Thực hiện chấm bài chéo dưới sự giám sát của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.
+ Kiểm tra kết quả học tập của học sinh: Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. Chỉ có đánh giá đúng
thực chất kết quả học tập của học sinh mới có thể đánh giá chính xác công tác dạy của thầy và như vậy mới đánh giá được hiệu quả giảng dạy của nhà trường. Việc đánh giá nghiêm túc, cẩn trọng sẽ hạn chế được các hiện tượng tiêu cực đồng thời cũng giúp thầy và trò cùng nỗ lực, cố gắng trong dạy và học.
Chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong mối quan hệ qua lại giữa dạy và học. Tức là đánh giá xếp loại học sinh trên cơ sở trình độ được đào tạo của mục tiêu phát triển giáo dục, thể hiện ở các mặt chủ yếu là: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Qua đó cũng đánh giá được phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn của giáo viên. Đánh giá xếp loại giảng dạy của giáo viên phải dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện như: kết quả học tập của học sinh; phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khơi dạy bồi dưỡng và phát triển phương pháp tự học cũng như kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm trong nhà trường. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học của học sinh là một biện pháp quan trọng trong quản lý của Hiệu trưởng. Có thể nói không kiểm tra, đánh giá cần theo chuẩn mực và qui trình nhất định theo hệ thông tin xác định thì mới đem lại hiệu quả cho công tác quản lý. Người Hiệu trưởng phải coi công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc làm thường xuyên trong công tác quản lý của mình.