Nam Định vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển giáodục

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 2010 (Trang 49 - 71)

2.1. Từ năm 2001 đến năm 2005

2.1.1. Nam Định vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông phổ thông

Để đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta (2001) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện cơ bản để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [19, tr. 654]. Trong đó, mục tiêu phát triển của giáo dục – đào tạo trong 10 năm (2001 - 2010) là: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học… Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ mới. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [19, tr.732].

Đối với giáo dục phổ thông, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ trong giai đoạn 2001 – 2005 là: nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước; phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ; tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường; tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và năm 2010.

Hội nghị đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và hạn chế của nền giáo dục nước ta sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VIII và Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) và khẳng định: “Sự nghiệp giáo dục ngày càng được đề cao và được toàn xã hội quan tâm” [18, tr.127].

Hội nghị đưa ra những nhiệm vụ phát triển giáo dục đến năm 2005 và năm 2010 và xác định những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là:

Giáo dục tiểu học: Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường tiểu học từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các trường tiểu học học đủ các môn (6 - 9 môn), từng bước nâng tỷ lệ số các trường, lớp học 2 buổi trong ngày. Phấn đấu đến năm 2010 tất cả các trường tiểu học đều đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục trung học: Ổn định chất lượng giáo dục toàn diện. Đưa giảng dạy ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh và tin học vào tất cả các trường trung học cơ sở, các lớp cuối tiểu học ở những nơi có điều kiện. Thực hiện tốt “phân luồng” sau phổ thông cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 tất cả các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc phân ban ở trung học phổ thông. Phấn đấu đến năm 2007 tất cả các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục trung học cơ sở: Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế thuận lợi vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80% năm 2005 và 90% vào năm 2010.

Giáo dục trung học phổ thông: Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45% năm 2005 và 50% vào năm 2010. Thực hiện có hiệu quả và chất lượng việc phân ban.

Vào năm 2010, đảm bảo 100% yêu cầu chuẩn về thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thư viện trường học ở tất cả các cấp học, bậc học.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 xác định nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2001 – 2005 là: “Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ sở chắc chắn cho việc đạt tới các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hai. Thực hiện các giải pháp cấp bách chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, lập lại kỷ cương nề nếp, tạo môi trường giáo dục lành mạnh” [16].

Quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của tỉnh đến năm 2005. Trong đó, nhiệm vụ của giáo dục đào tạo là:

“Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được, tạo những chuyển biến trong dạy, học và đa dạng hóa các loại hình trường lớp nhằm nâng cao dân trí, xây dựng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” [71, tr. 26].

Đại hội tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, trong đó có chất lượng giáo dục phổ thông, và xác định, việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông là yếu tố quan trọng để:

“nâng cao dân trí, xây dựng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” [71, tr. 26].

Phương hướng và nhiệm vụ để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

được Đại hội đưa ra là: Nâng cao một bước chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi; tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới. Có kế hoạch giải quyết việc

thiếu giáo viên tiểu học và trung học cơ sở, khắc phục có hiệu quả những vấn đề tồn tại trong thi tuyển sinh và những khoản đóng góp ngoài quy định của học sinh. Nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, đặc biệt tăng cường khâu quản lý ở các trường bán công và dân lập. Tăng cường công tác xây dựng Đảng ở các trường phổ thông

Về quy mô giáo dục phổ thông:

Một là, ổn định quy mô trường lớp và số lượng học sinh. Hàng năm huy động 100 % số trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 và trên 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được vào học lớp 10 ở các loại hình trường lớp.

Hai là, xúc tiến nhanh việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2005, 40% trường tiểu học, 23,4% trường trung học phổ thông, 30% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

Ba là, thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong giáo dục – đào tạo, tiếp tục phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học. Đến năm 2005, cơ bản các lớp học phổ thông được xây dựng cao tầng. Từng bước hiện đại hóa phương tiện dạy học.

Ngày 22/6/2002, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã xây dựng Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, đề ra nhiệm vụ cụ thể của giáo dục và đào tạo đến năm 2005 và 2010 trên phạm vi toàn tỉnh, đó là:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục:

Nghiêm túc triển khai và thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa, giáo trình ở tất cả các ngành học, bậc học, cấp học. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, ứng dụng thành tựu cùa khoa học và công nghệ thông tin, đặc biệt là các thành tựu khác của khoa học giáo dục vào việc dạy và học.

Quán triệt phương châm và nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Kết hợp chặt chẽ quá trình dạy và học với quá trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học vào lao động sản xuất.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, đặc biệt là đổi mới phương thức dạy và học các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và dạy nghề.

Cải tiến hoàn thiện và đổi mới công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, minh bạch, công bằng trong việc dạy và học.

Thực hiện các cơ chế chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ người học như chế độ miễn giảm học phí, cấp học bổng đổi với đối tượng chính sách, gia đình nghèo.

Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ đào tạo, vững vàng về tư tưởng chính trị và tinh thông nghiệp vụ sư phạm. Có chính sách, cơ chế hợp lý đảm bảo về quyền lợi vật chất và tôn vinh nghề dạy học.

Tăng cường khai thác các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhằm nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hình thành hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, trường trọng điểm.

Thứ hai, phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng.

Thứ ba, thực hiện công bằng trong giáo dục, đẩy mạnh phát triển giáo dục ở các vùng xa trung tâm. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa, xây dựng tủ sách dùng chung cho học sinh vùng xa; thực hiện

tốt chế độ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo, gia đình chính sách xã hội.

Triển khai Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh, Chương trình hành động ngày 26/9/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 25/12/2002 Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định thông qua Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, đề ra mục tiêu của ngành là:

- Duy trì và giữ vững truyền thống giáo dục của tỉnh Nam Định 8 năm liên tục từ năm học 1994 – 1995 đến năm học 2001 – 2002 đạt danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu” cả nước về giáo dục và đào tạo.

- Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2005. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học; chú trọng cả ba mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước và quê hương.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục và thực hiện các nguồn ngân sách với hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng dạy học và tăng cường cơ sở vật chất trường học.

- Đảm bảo đúng mức quy định của Bộ về học sinh/lớp và giáo viên/lớp. - Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn và trên chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, vững vàng về tư tưởng chính trị và nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “xã hội hóa giáo dục” theo Nghị định 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ và thực hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường cơ sở vật chất trường học, nhất là phục vụ cho công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Bước đầu xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật trường học theo yêu cầu hiện đại hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tích cực triển khai đề án kiên cố hóa trường, lớp học mầm non, phổ thông.

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa IX), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI, Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã phân tích những thành tựu, hạn chế, cũng như những thuận lợi, khó khăn của tỉnh và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ để phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh trong giai đoạn 2001 – 2006.

Giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn đầu của lộ trình chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo 2001 – 2010, để tạo chuyển biến cơ bản về giáo dục, tạo thế và lực cho việc chuyển sang giai đoạn tiếp theo, toàn ngành giáo dục đào tạo Nam Định cần quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, các Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ, các chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục.

Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã đưa ra những nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục toàn tỉnh trong giai đoạn mới, phải tập trung vào các nhiệm vụ: đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, cải tiến công tác thi cử, đánh giá quá trình giảng dạy, học tập và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; thực hiện đổi mới quản lý giáo dục [53, tr. 38].

Về nhiệm vụ cụ thể của từng bậc học là:

Giáo dục tiểu học: Xây dựng quy mô trường lớp hợp lý; tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền và của toàn xã hội để làm tốt hơn nữa công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học. Ổn định quy mô, số lượng học sinh, thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, phấn đấu không có

học sinh bỏ học. Tập trung chỉ đạo dứt điểm việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I và chuẩn bị các điều kiện cho một số trường phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn II khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động và tranh thủ sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền, của toàn xã hội, và sự nỗ lực của toàn ngành để làm tốt hơn nữa công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo thế phát triển ổn định, bền vững của bậc học, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông.

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bằng nhiều biện pháp và đảm bảo hài hòa, cân đối giữa học tập và vui chơi. Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về hành vi, thái độ, tình cảm, đạo đức. Tập trung chỉ đạo thật tốt việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học. Giữ vững nền nếp, kỷ cương trường học,

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 2010 (Trang 49 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)