Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 2010 (Trang 35 - 49)

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, do kết quả chống mù chữ, phổ cập tiểu học và hạn chế phát triển dân số (kế hoạch hóa gia đình), quy mô giáo dục tiểu học giảm dần và ổn định với khoảng 200.000 học sinh. Số lượng học sinh trung học cơ sở tiếp tục tăng. Số lượng học sinh trung học phổ thông cũng tăng đáng kể. Đến năm 2000, ở tất cả các bậc học, tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp. Học sinh tiểu học ngày càng đi học đúng độ tuổi. Số lượng học sinh vào học lớp 10 ở các loại hình đều tăng, nhất là ở loại hình dân lập, bổ túc văn hóa [53, tr. 10]. Hệ thống các trường trọng điểm chất lượng cao theo hướng đạt chuẩn quốc gia ở cấp tỉnh, cấp huyện và thành phố tiếp tục được củng cố vững chắc và có chiều hướng phát triển tốt.

Bảng 1.1: Số lượng học sinh phổ thông toàn tỉnh (1996 – 2000) (Đơn vị: học sinh)

Năm học Cấp học, bậc học

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

1996 – 1997 235.905 162.743 30.838

1997 – 1998 228.854 172.361 34.919

1998 – 1999 219.931 176.074 41.493

1999 – 2000 216.647 170.622 47.616

Cụ thể ở các cấp học là:

Giáo dục tiểu học: Đến năm 2000, toàn tỉnh có 292 trường, tổng số học sinh là: 216.647. Số trẻ 6 tuổi được huy động vào lớp 1 là: 41.107/41.157, đạt tỷ lệ 99,87% (năm 1996 là 99.46%). Toàn tỉnh có 97.7% xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập đúng độ tuổi ở mức cao, trong đó trẻ 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt tỷ lệ 99,0%. Tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp, chỉ có 121 em, chiếm 0,055% (so với năm 1996 là 0,09%), các huyện Nam Trực, Trực Ninh không có học sinh bỏ học [53, tr. 9].

Giáo dục trung học cơ sở: Đến năm 2000 tổng số trường là 244 trường; tổng số học sinh là 170.622 (tăng 10.48% so với năm 1996 là 162.743 học sinh). Số học sinh vào học lớp 6 là 42.402 học sinh, đạt 98% học sinh tốt nghiệp tiểu học (tăng 1% so với năm 1996 là 97%). Tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp, huyện Nam Trực không có học sinh bỏ học, huyện Xuân Trường tỷ lệ học sinh bỏ học chỉ còn 0.04% [53, tr. 9-10]. Đặc biệt nếu như ở năm học 1996 – 1997 chỉ có 86/225 xã, phường đạt phổ cập trung học cơ sở, thì đến năm 2000 toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

Giáo dục trung học phổ thông: Đến năm 2000 tổng số trường là 39 trường (tăng thêm 10 trường so với năm 1996 là 29 trường). Trong đó có 29 trường công lập, 10 trường dân lập. Tổng số học sinh là 47.616 học sinh (tăng thêm 15,45%so với năm 1996 là 30.838 học sinh). Trong đó, công lập là 40.990 học sinh, dân lập là 6.627 học sinh. Tuyển sinh vào lớp 10: 319 lớp với 18.398 học sinh, trong đó có 186 lớp công lập với 10.321 học sinh và 133 lớp dân lập với 8.077 học sinh [53, tr. 10].

Sau hơn ba năm phấn đấu thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 của tỉnh, quy mô giáo dục ở các loại hình

trường lớp tăng lên rõ rệt và đang được điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, khắc phục tình trạng chưa cân đối về cơ cấu, cấp, bậc học, ngành học và vùng miền; mạng lưới trường lớp được duy trì với hình thức đa dạng; ở tất cả các bậc học, tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp; học sinh tiểu học ngày càng đi học đúng độ tuổi, chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi được củng cố vững chắc, số học sinh vào học lớp 10 hàng năm ở các loại hình đều tăng; hệ thống các trường trọng điểm chất lượng cao theo hướng đạt chuẩn quốc gia ở cấp tỉnh, cấp huyện và thành phố tiếp tục được củng cố vững chắc và có chiều hướng phát triển tốt.

Tuy nhiên, việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa tốt; tâm lý khoa bảng, bằng cấp nặng nề đã làm cho cấp trung học phổ thông quá tải về quy mô; các trường trung học phổ thông phân bố không đồng đều ở các khu vực dân cư do tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp như ở các huyện Hải Hậu, Xuân Trường, Nam Trực.

1.2.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Giáo dục tiểu học:

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Sở Giáo dục và Đào tạo, chất lượng giáo dục tiểu học đã có bước tiến đáng kể: Công tác phổ cập tiếp tục được duy trì và củng cố, chất lượng ngày càng tốt hơn, kết quả phổ cập đúng độ tuổi ngày càng được nâng cao. Thực hiện chủ trương tuần làm việc 40 giờ của Chính phủ, Nam Định không còn trường nào dạy và học 5 buổi/ tuần. Toàn tỉnh đã duy trì tốt việc dạy và học vào 2 buổi/ ngày. Đến năm 2000, số trường có 100% khối lớp học từ 8 đến 9 buổi/ tuần là 118 trường, tăng 25 trường so với năm học trước [53, tr. 12].

Nét mới của giáo dục tiểu học là, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo giữ vững chất lượng toàn diện ở các khối lớp, song tập trung ưu tiên cho khối 1 và phấn đấu mỗi năm tập trung xây dựng một khối lớp để sau 5 năm có một bậc học tương đối toàn diện về mọi mặt.

Thực hiện tốt việc dạy đầy đủ môn bắt buộc, toàn tỉnh phấn đấu dạy tốt 5 môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – xã hội, Sức khỏe, các môn còn lại phải đảm bảo dạy đạt yêu cầu, tiến tới dạy tốt vào các năm tiếp theo.

Đến tháng 6/2000, tổng số trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn lên đến 104 trường, trong đó huyện Trực Ninh dẫn đầu với 14 trường. Toàn tỉnh không còn trường tiểu học nào chỉ đạt dưới 3 chuẩn. Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi được đẩy mạnh ở các trường, số lượng và chất lượng học sinh giỏi tăng cao. Đặc biệt năm 1999 – 2000 toàn tỉnh có 1052 học sinh (khối 4, 5) đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, gồm 12 giải Nhất, 158 giải Nhì, 512 giải Ba và 370 giải Khuyến khích. Năm 2000, thi tốt nghiệp tiểu học đạt 99,82% tăng 3,52% so với năm 1996 là 96,30%, tỷ lệ khá giỏi là: 92,13% [53, tr.13].

Giáo dục trung học phổ thông:

Dưới sự chỉ đạo của Bộ, các trường tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học, quan tâm đến chất lượng mũi nhọn và đại trà, đi sâu vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đến năm 2000, không có trường nào bị xếp loại kém về nền nếp và chất lượng. Các trường vốn có truyền thống dạy học tốt được giữ vững và phát huy ảnh hưởng như THPT Hải Hậu A, THPT Giao Thủy, THPT Trần Hưng Đạo…, đặc biệt trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã vinh dự được Nhà nước phong danh hiệu Đơn vị anh hùng ngay từ đợt tuyên dương đầu tiên.

Trong giai đoạn này, cả hai cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đều triển khai có hiệu quả công tác hội thảo, hội giảng rút kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học. Tiêu biểu như hội giảng toàn tỉnh các môn Văn, Sử, Vật lý. Hội thảo 10 năm đổi mới của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hội thảo toàn thành phố của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nam Định, hội thảo cấp huyện của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội thảo, Hội giảng liên trường của các cụm THPT thành phố Nam Định, cụm trường Hoàng Văn Thụ, Lương Thế Vinh, cụm trường trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng, nhiều báo cáo có chất lượng đã tham gia hội thảo đổi mới phương pháp dạy học của Bộ và các trường Đại học, cao đẳng Sư phạm…

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế đạt thành tích xuất sắc.

Bảng 1.2: Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, khu vực các bộ môn văn hóa khối trung học phổ thông (1995 – 2000)

Năm học Quốc gia Khu vực Quốc tế Tổng Nhất Nhì Ba Khuyến khích 1995 - 1996 34 2 15 17 0 0 1996 – 1997 59 2 15 19 23 0 03 1997 – 1998 80 7 25 36 12 0 0 1998 – 1999 79 2 27 30 20 02 02 1999 - 2000 74 4 28 22 20 02 0

[Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Giáo dục: thành tựu và đổi mới]. Công tác quản lý dạy thêm, học thêm đã được đưa vào là một trong những nội dung chính của công tác chỉ đạo. Việc dạy thêm, học thêm trong các trường đã được quản lý một cách nghiêm túc. Tổ chức các kỳ thi tốt

nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên ban trong phạm vi toàn tỉnh diễn ra an toàn, đúng quy chế, có tác dụng giáo dục.

Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề đã được quản lý chỉ đạo đúng quy định, có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra các điều kiện học nghề. Các trường đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm 2000 ngành đã tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ V và tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc tại Đồng Tháp được xếp loại Khá, đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 9 Huy chương Đồng [53, tr. 15]. Giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông được thực hiện đúng chương trình, nội dung sách giáo khoa của Bộ ban hành.

Quán triệt sự chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo, công tác phổ cập trung học cơ sở và xây dựng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Cho đến tháng 12/1999, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có 8 huyện và thành phố được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Như vậy, căn cứ vào tiêu chuẩn của bộ đã ban hành, tỉnh Nam Định đã đoạt chuẩn Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tiếp tục xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đồng thời triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cả 10 huyện, thành phố đều có trường đăng ký xây dựng trường chuẩn trung học cơ sở. Hai trường trung học cơ sở Nam Điền và Nam Hồng đã được Sở và Bộ kiểm tra, công nhận đạt chuẩn của tỉnh.

Đến giữa năm 2000, về cơ bản các tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương hai (khóa VIII) của tỉnh đề ra cho ngành giáo dục và đào tạo đã được thực hiện có hiệu quả tốt, các mặt của giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, giáo

dục lao động đã được coi trọng hơn ở tất cả các ngành học, bậc học, các loại hình trường lớp.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều hạn chế. Mặc dù, ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều thành tích trong việc giữ vững, ổn định chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, nhưng xét về đại trà chất lượng vẫn là một vấn đề cần được quan tâm. Các địa phương, các trường đều có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo thực hiện kỷ cương, nền nếp trường học, nâng cao chất lượng, song một bộ phận giáo viên chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trường học thiếu thốn... nên chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng kịp mong muốn của xã hội cũng như yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.2.3. Xây dựng các điều kiện phục vụ dạy học

Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 4 (khóa VIII), các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành Giáo dục đào tạo đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đây là nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Công tác quản lý cán bộ giáo viên và thực hiện chế độ chính sách: Sở đã sắp xếp ổn định bộ máy tổ chức của Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học phổ thông, Bổ túc trung học theo quy định. Sở đã đề nghị tỉnh bố trí thêm biên chế sự nghiệp để có đủ số lượng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ ở mức tối thiểu đảm bảo yêu cầu công tác được giao. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý, Sở đã áp dụng công nghệ tin học vào việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức.

Sở đã bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng nhu cầu của năm học. Toàn ngành đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, ngành giáo dục đào tạo Nam Định đã thường xuyên chú ý việc bồi

dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ, nhiều giáo viên trung học phổ thông được đào tạo thạc sĩ, nhiều giáo viên trung học cơ sở, tiểu học được đào tạo trên chuẩn. Sở giáo dục sẽ lên kế hoạch về bồi dưỡng thường xuyên trong các năm học ở các bậc học và phấn đấu hoàn thành kế hoạch đó. Đến năm 2000, về cơ bản giáo viên tiểu học đã bồi dưỡng xong, đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông đã bồi dưỡng được 13 đầu sách, còn 11 đầu sách sẽ bồi dưỡng trong hè năm 2000 [53, tr. 23].

Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy đã được thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng quy định của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngoài ra ngành đã dành riêng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ chức các lớp đào tào, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn cho cán bộ, giáo viên; cấp đất cho giáo viên làm nhà, xây dựng quỹ tài năng trẻ, quỹ khuyến học, Ủy ban nhân dân tỉnh có định mức kinh phí hỗ trợ giảng dạy, học tập cho thầy và trò trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia....

Công tác kế hoạch và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học:

Sở đã hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch phát triển và tổ chức việc duyệt kế hoạch phát triển của từng huyện, thành phố sát đúng tình hình thực tế của địa phương. Sở đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thống kê kế hoạch, thống nhất việc thu thập thông tin từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở, đảm bảo số liệu đầy đủ, kịp thời, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo quản lý của ngành. Đội ngũ làm công tác thống kê, kế hoạch luôn được củng cố, duy trì ổn định ở các cấp. Đến năm 2000, có 10/10 Phòng Giáo dục và Đào tạo có máy vi tính phục vụ cho công tác kế hoạch thống kê, quản lý giáo dục. Đội ngũ làm công tác kế hoạch, thống kê đã tham mưu kịp thời cho ngành và các cấp chính quyền về công tác kế hoạch phát

triển, có những dự báo đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiếp tục thực hiện Quyết định 248/TTg ngày 22/11/1973 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có văn bản số 47/VP7 (ngày 05/6/1999) về việc huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá hướng dẫn các địa phương thống nhất quản lý vốn xây dựng trường học do cha mẹ học sinh đóng góp qua kho bạc nhà nước. Chủ trương này được nhân dân ủng hộ, việc quản lý đạt hiệu quả hơn, đã khuyến khích được các địa phương chăm lo xây dựng trường học. Đến năm 2000, không còn lớp học ca 3, không còn phòng học tạm và phòng học tranh tre nứa lá.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn các trường xây dựng mới và sửa chữa phòng học đảm bảo phòng học đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Các địa phương đã quan tâm cải tạo khuôn viên trường học

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 2010 (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)