Phát triển thương nghiệp quốc doanh (bao gồm mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã), sử dụng và quản lí thương nghiệp tư doanh.

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng thương hiệu miền bắc 1954 1965 (Trang 29 - 44)

doanh và hợp tác xã), sử dụng và quản lí thương nghiệp tư doanh.

Công tác phát triển mậu dịch quốc doanh và chính sách với thương nghiệp tư doanh là một hệ thống chính sách chung, đồng bộ. Trong ba năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh, một mặt phải khôi phục thương nghiệp

miền Bắc nhưng đồng thời cũng tranh thủ thời cơ, tạo các điều kiện để cho thương nghiệp có điều kiện phát triển giai đoạn sau đó.

Công tác phát triển mậu dịch quốc doanh: Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương, Chính phủ và Bộ thương nghiệp đã có chỉ đạo: tăng cường lực lượng mậu dịch quốc doanh; phát triển hợp tác xã mua bán; quản lí thương nghiệp tư doanh, điều chỉnh họ theo phương châm sử dụng, hạn chế, cải tạo, tổ chức và lãnh đạo tiểu thương [32;1].

Đến năm 1955, phương châm thương nghiệp là: Tăng cường lực lượng, lãnh đạo tư nhân kinh doanh, chuyển hướng thương nghiệp [32;1].

Sang năm 1956 bổ sung:

Tăng cường lực lượng mậu dịch quốc doanh, giúp đỡ hợp tác xã phát triển, lãnh đạo công thương nghiệp tư nhân kinh doanh, mở rộng giao lưu giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước và nước ngoài

[32;1].

Năm 1957 lại tiếp tục bổ sung:

Củng cố và phát triển mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, đảm bảo ưu thế và vai trò lãnh đạo của mậu dịch quốc doanh, sử dụng và lãnh đạo những người buôn bán nhỏ, sử dụng đúng mức đi đôi với hạn chế thích đáng thương nghiệp tư nhân [32;1].

Trong 3 năm khôi phục kinh tế, có thể thấy rằng vấn đề bình ổn và giữ bình ổn giá cả là quan trọng nhất nhưng việc xây dựng mậu dịch quốc doanh và quản lí thương nghiệp tư nhân cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện chính sách đó. Chính vì thế, trong 3 năm này:

Việc tăng cường mậu dịch quốc doanh, đảm bảo ưu thế và vai trò lãnh đạo của mậu dịch quốc doanh, có tác dụng quyết định trong việc quản lí thị trường, sử dụng hạn chế, cải tạo công thương nghiệp tư doanh, tăng cường lực lượng hàng hoá nhất là lương thực và các nông sản khác, chú ý cần thiết đến hàng công nghệ, tăng cường trận địa bán

buôn đồng thời tăng cường trận địa bán lẻ. Tăng cường tổ chức mậu dịch quốc doanh, giáo dục và đào tạo cán bộ, mở rộng hơn nữa mạng lưới tổ chức mậu dịch quốc doanh đến thị trường huyện. [32;1]

Việcxác lập vai trò lãnh đạo của mậu dịch dịch quốc doanh có tác dụng quyết định trong việc quản lí thị trường; sử dụng, hạn chế, cải tạo thương nghiệp tư doanh.

Trong 3 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh, mậu dịch quốc doanh từ chỗ chỉ nắm một thị phần hạn chế trong chiến tranh đã nhanh chóng trưởng thành và nắm được số lớn hơn trong tổng ngạch. Tư thương bị hạn chế bớt thị phần và đã bị đặt dưới sự quản lí của nhà nước. Chính vì thế, mặc dù vẫn còn nắm một tỷ lệ khá lớn trong nền thương nghiệp quốc dân nhưng khó có khả năng lũng đoạn. Trong khi đó, về ngoại thương thì nhà nước gần như nắm 100% bởi chính phủ đã thực hiện chính sách ngoại thương độc quyền cũng như các biện pháp ngoài kinh tế khác.

Cũng trong 3 năm này, mậu dịch quốc doanh đã nắm được nhiều mặt hàng (từ hoạt động thu mua đến phân phối) thông qua 106 công ty lớn của nhà nước. Các lĩnh vực sản xuất khác muốn có nguyên liệu sản xuất, đầu mối để tiêu thụ đều phải thông qua mậu dịch quốc doanh. Chính vì thế thương nghiệp tư doanh dù muốn hay không đều phải dựa vào mậu dịch quốc doanh để tồn tại. Cùng với các biện pháp như cắt đứt nhà sản xuất với tư doanh, hạn chế nguồn hàng, thị trường… làm cho thương nghiệp tư doanh khó khăn hơn trong quá trình phát triển.

Tuy thế, bên cạnh sự phát triển của thương nghiệp quốc doanh thì thương nghiệp tư bản tư doanh vẫn có điều kiện phát triển ở một mức độ, lĩnh vực nhất định, thậm chí vẫn còn kiểm soát một tỷ trọng lớn bán buôn trong nền thương nghiệp quốc dân.

1955 1956 1957 Tỷ lệ

Tổng bán buôn 282.607 100 471.204 100 540.404 100 166,9 191.5 114,7 T/N QD 101.634 36 228.797 48,5 311.359 57,6 225,1 306,3 136 T/NTD 180.433 64 242.227 54,4 229.045 42,4 134,2 126,9 94,5

Bảng số liệu thống kê tỷ trọng bán buôn của thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tư doanh 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957) [47;1].

1955 1956 1957 Tỷ lệ

Tiền T.trọng Tiền T.trọng Tiền T.trọng 56/55 57/55 57/56

Tổng bán lẻ 503.646 100 895.995 100 1.019.143 100 178, 202,3 113,7 T/N QD 120.535 23,9 272.841 30,4 263.378 26,2 226,3 218,5 96,5 T/N HTX 1.685 0,3 36.733 4,1 56.629 5,6 2.180 3360,7 154,1 T/N TBNN 1.310 0,3 29.622 3,3 81.735 8,1 2.260 6235,9 275,9 T/N TD 380.115 75,5 556.799 62,1 617.401 59,9 146,4 162,4 110.8

Bảng số liệu thống kê tỷ trọng bán lẻ của thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tư doanh 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957) [47;1].

Như vậy, qua bảng số liệu ta thấy rằng: về tổng mức bán buôn và bán lẻ qua các năm đều tăng (kể cả thương nghiệp nhà nước hay thương nghiệp tư bản tư doanh). Riêng về tổng bán buôn của hệ thống thương nghiệp nhà nước qua các năm có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chóng (bảng 1) và đã đi đến chiếm được thị phần bán buôn, chiếm ưu thế so với thương nghiệp tư bản tư doanh (57,6/42,4) trong khi đó, bán lẻ của thương nghiệp Nhà nước đã không kiểm soát được thị trường; chỉ số này vẫn thuộc về hệ thống thương nghiệp tư nhân. Hệ thống thương nghiệp XHCN đã có sự phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu xã hội. Điều đó chính là

điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và thậm chí có bước tăng trưởng của thương nghiệp tư bản tư doanh mặc dù nhà nước đã có các chính sách hạn chế nó.

Thương nghiệp tư doanh do đặc tính của nó vẫn dai dẳng tồn tại. Chỉ cần mậu dịch quốc doanh hoặc nhà nước thay đổi chính sách ở mức độ nhất định là họ lại trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, việc tăng cường sức mạnh cho hệ thống mậu dịch quốc doanh là công việc lâu dài và phải bằng các biện pháp kinh tế chứ không phải là sự can thiệp thô bạo của các chính sách hành chính mà có thể làm được.

Tăng cường tổ chức mậu dịch quốc doanh, đào tạo cán bộ; mở rộng hệ thống mậu dịch quốc doanh đến thị trường huyện.

Về hệ thống tổ chức; trong giai đoạn này, quản lí toàn bộ hoạt động thương nghiệp quốc dân là Bộ Thương nghiệp. Bộ Thương nghiệp được thành lập vào tháng 9/1955, trên cơ sở tách bộ Công thương thành Bộ Thương nghiệp và Bộ Công nghiệp. Trước khi tách bộ, công tác quản lí thương nghiệp do Vụ quản lí Công thương chỉ đạo kinh doanh nội địa, Vụ quản lí xuất nhập khẩu chỉ đạo công tác buôn bán với Trung Quốc và các vùng tạm chiếm. Bộ Thương nghiệp thành lập với chức năng quản lí cả nội thương và ngoại thương. Công tác thương nghiệp trước tháng 4/1954 do sở Mậu dịch Trung ương đảm nhiệm, sau đó mô hình này không còn hiệu quả nên đã tách ra thành 4 công ty chuyên nghiệp là: Tổng công ty Lương thực; tổng công ty Bách Hoá; Tổng công ty lâm thổ sản và tổng công ty Xuất nhập khẩu. Mạng lưới cơ quan mậu dịch quốc doanh ở Bộ thương nghiệp được tổ chức theo mô hình sau: ở Trung ương là các Tổng công ty thương nghiệp; ở tỉnh có các ty thương nghiệp và dưới đó là hệ thống các cửa hàng và công ty kinh doanh [44;2].

Mậu dịch quốc doanh ra đời từ năm đến nay đã phát triển thành một hệ thống kiểm soát cả nền thương nghiệp miền Bắc Việt Nam. Tổ chức của mậu dịch quốc doanh đã phát triển trong nội địa từ 3 tổng công ty năm 1955 (Tổng công ty Lương thực; Tổng công ty Bách Hoá; Tổng công ty lâm thổ sản) sang năm 1956 thành lập thêm 3 tổng công ty nữa (nông hải sản, ngũ kim, xăng dầu mỡ); và công ty khu tự trị Thái Mèo. Đến nay chuyển hoá thêm 4 tổng công ty và 3 công ty nữa. Về ngoại thương từ 2 tổng công ty năm 1955 đến nay đã có 4 tổng công ty xuất nhập khẩu. Số cửa hàng từ 474 năm 1955 đã phát triển lên 624 năm 1956…[32;6].

Trong khi đó, nhà nước cũng đã tăng cường mở rộng thương nghiệp quốc doanh đến huyện.

Số cửa hàng của mậu dịch quốc doanh đã tăng lên nhanh chóng:

Năm Số cửa hàng

1955 474

1956 624

1957 906

Bảng số liệu về sự phát triển cửa hàng của mậu dịch quốc doanh [47;49]

Nhờ đó đã giúp mậu dịch quốc doanh nắm cơ bản được nguồn hàng, đặc biệt là các mặt hàng chính:

Đơn vị tính: %

Mặt hàng 1955 1956 1957

Thóc 0,81 4,74 5,05

Lạc 22,27 29,23

Đỗ tương 26,50 15,87 20,48

Thầu dầu 38,66 30,10

Chè 55,21 79,33 82,29

Đay 33,12 63,91

Bảng số liệu Tỷ lệ một số nông sản chính mậu dịch quốc doanh thu mua so với sản xuất [47;44].

Đồng thời, mậu dịch quốc doanh đã nắm được toàn bộ sản phẩm như vải đồ dệt kim, đồ cao su, đồ tôn, đồ nhôm, da và đồ da, chảo gang, xà phòng[47;44].

Chính vì nắm được nguồn hàng nên mậu dịch quốc doanh đã nắm được bán buôn.

Bảng số liệu:

Đơn vị tính: %

1955 1956 1957

Thương nghiệp quốc doanh 28,1 44,7 52,7

Mậu dịch quốc doanh 27,7 43,5 50,3

Bảng số liệu Tỷ trọng bán buôn của mậu dịch quốc doanh trong thương nghiệp quốc doanh [47;45].

Việc mở rộng kinh doanh của hệ thống mậu dịch quốc doanh đặt ra vấn đề là phải đào tạo một đội ngũ lớn cán bộ công nhân viên trong ngành. Nhưng trong một thời gian dài có thể nói, công tác đào tạo cán bộ hầu như bỏ trống. Nhà nước chỉ chú trọng đến mở rộng kinh doanh của thương nghiệp quốc doanh mà không chú trọng đầu tư con người. Đây là một thiếu sót lớn gây rất nhiều khó khăn cho công tác thương nghiệp của chúng ta cả những thời điểm về sau.

Công tác tổ chức bộ máy quản lí thương nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Các tổng công ty và công ty chồng chéo về mặt tổ chức, hệ thống cửa hàng và công ty ở địa phương làm ăn chuệch choạc, thiếu tính cạnh tranh. Càng tăng cường sự bảo hộ của nhà nước thì các công ty của Bộ càng làm ăn kém hiệu quả. Trong kinh doanh mang nặng tính bị động và làm theo kế hoạch máy móc mà không biết kết hợp để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Có những khi thả lỏng cho tư thương thao túng…

Một vấn đề cần quan tâm là củng cố và phát triển hợp tác xã mua bán đến tận xã, làm tốt cung cấp hàng công nghệ và thu mua nông sản cho xã viên; tăng cường việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nông dân, kết hợp chặt chẽ hoạt động của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán để tăng cường quản lí thị trường nông thôn.

Đồng thời với việc phát triển hệ thống mậu dịch quốc doanh thì việc xây dựng và phát triển hệ thống các hợp tác xã ở nông thôn và các vùng khác là một yêu cầu cần thiết trong việc khôi phục và tạo điều kiện để xây dựng một nền thương nghiệp XHCN.

Ngay đầu năm 1955, Đảng ta chủ trương:

Giúp đỡ hợp tác xã mua bán thành lập trên cơ sở phân công: mậu dịch quốc doanh lãnh đạo các thị trường tập trung, hợp tác xã lãnh đạo các thị trường cơ sở [36;8] đến năm 1956 xác định nhiệm vụ là: giúp đỡ hợp tác xã phát triển (mậu dịch quốc doanh có nhiệm vụ hết sức giúp đỡ hợp tác xã, làm cho hợp tác xã có thể đảm nhận được dần dần thị trường nông thôn, bán lẻ cho quần chúng tiêu thụ, kinh doanh những hàng do quần chúng sản xuất và nhận sự uỷ thác của mậu dịch quốc doanh để thu mua và bán buôn các hàng cần thiết ở thị trường nông thôn [36;8].

Tư tưởng chung là mậu dịch quốc doanh không chỉ giúp đỡ bằng chính sách ưu tiên, ưu đãi mà bằng những sự nâng đỡ khác về giao hàng, vận chuyển, kết hợp cùng tác nghiệp… Về mua bán, mậu dịch quốc doanh giúp đỡ hợp tác xã bằng cách cung cấp đủ hàng công nghệ phẩm cho hợp tác xã, uỷ thác cho hợp tác xã thu mua lương thực và tiêu thụ nông sản, lâm sản. Về vốn, mậu dịch quốc doanh giúp đỡ cho hợp tác xã bằng cách cho ứng trước một phần tiền để lấy vốn thực hiện những hợp đồng thu mua đã kí kết. Về nghiệp vụ, các công ty mậu dịch quốc doanh cần giúp hợp tác xã lập kế hoạch lưu chuyển thương phẩm, giúp đỡ quản lí kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm. Phối hợp chắc hoạt động kinh doanh của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã, tránh những sự va chạm làm giảm tác dụng lãnh đạo thị trường của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Sang năm 1957, ta chủ trương:

Củng cố và phát triển hợp tác xã mua bán, nhiệm vụ của hợp tác xã là cung cấp tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt cho nông dân, thu mua và tiêu thụ nông lâm thổ sản cho nông dân, giáo dục nông dân ý thức xã hội chủ nghĩa. Do hoạt động cung cấp tiêu thụ, hợp tác xã là cánh tay đắc lực của mậu dịch quốc doanh [36;8].

Trong 3 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh, việc xây dựng hợp tác xã là một trong những công tác trọng tâm của ngành thương nghiệp. Tham vọng về một nền thương nghiệp xã hội chủ nghĩa nhanh chóng được xác lập đã đẩy nhanh việc hình thành hệ thống thương nghiệp quốc doanh. Nhìn chung, việc hình thành mậu dịch quốc doanh có những thuận lợi nhất định cả từ sự hỗ trợ tích cực của nhà nước cũng như thực lực của nó. Còn đối với hệ thống hợp tác xã thì trên thực tế đã gặp những khó khăn lớn.

Hợp tác xã-đối tượng kinh doanh và phục vụ là nông dân ở các vùng nông thôn. Đây tất nhiên là một thị trường rộng lớn nhưng manh mún, chủ

yếu là bán lẻ và thu mua lẻ. Trong giai đoạn đầu, hợp tác xã được sự giúp đỡ của mậu dịch quốc doanh đã hình thành ở nhiều nơi song có thể nói hiệu quả của mô hình này không cao. Điều này có nhiều lí do, trong đó lí do quan trọng nhất là mô hình hợp tác xã lúc bấy giờ không phù hợp với thị trường nông thôn vốn đang quen với phong cách tiểu nông trong lối sống cũng như trong hoạt động kinh doanh buôn bán. Ngoài ra, việc hình thành các hợp tác xã thiếu tính tự nguyện và công tác tuyên truyền kém đã dẫn tới việc kinh doanh không hiệu quả. Trong khi đó, thương nhân tư bản tư doanh khi đã mất các thị trường lớn ở đô thị và hệ thống bán buôn đã đổ về nông thôn kinh doanh bằng nhiều hình thức nên khi hợp tác xã tham gia vào việc chinh phục thị trường này đã gặp phải sự chống phá quyết liệt từ đối tượng này. Hệ quả là giữa năm 1956, ta đã phải thu hẹp hợp tác xã và việc xây dựng lại các hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn sau đó.

Tuy vậy, việc xây dựng hệ thống hợp tác xã cùng với mậu dịch quốc doanh để cấu thành hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa cũng đã có những biến chuyển. Trong 3 năm phát triển, hợp tác xã mua bán đã phát triển được 1.600 xã viên, đã cung cấp tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng trị giá 101 tỷ, đã mua nông sản cho xã viên trị giá tỷ đồng [36;8]. Sự kết hợp của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã đã tạo nên những ưu thế vượt trội của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa với thương nghiệp tư bản tư doanh. Đặc biệt nhờ sự

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng thương hiệu miền bắc 1954 1965 (Trang 29 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)