Cải tạo XHCN đối với thương nghiệp tư bản tư doanh

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng thương hiệu miền bắc 1954 1965 (Trang 48 - 54)

Nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh trong giai đoạn 1958-1960 là nhiệm vụ trọng tâm của thương nghiệp miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa lớn đối với sự sự nghiệp chung của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên tất cả các mặt đời sống kinh tế-chính trị-xã hội đang thực hiện ở miền Bắc lúc bấy giờ.

Từ chủ trương chung của Đảng, Bộ Nội thương (từ 24/9/1958, Bộ Thương nghiệp đã được tách thành 2 bộ là Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương) [43;1] đã cụ thể hoá thành các chính sách:

Trong thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ trung tâm của toàn dân là đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa; Thương nghiệp có nhiệm vụ: cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh và thủ công nghiệp; tăng cường thu mua nông sản phẩm, cung cấp tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát

triển; phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp; phục vụ nhu cầu của nhân dân thành thị và nông thôn; tiếp tục bình ổn vật giá [16;173].

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư bản tư doanh là một công tác nằm trong chủ trương và chính sách chung của công cuộc cải tạo mà chúng ta đang tiến hành ở miền Bắc.

Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh mở đầu bằng nghị quyết 14 (1958) nhưng thực sự được tiến hành mạnh mẽ từ sau nghị quyết 16 (1959).

Chính sách thứ nhất là đối với giai cấp tư sản dân tộc: Hình thức căn bản nhất là công tư hợp doanh. Mùa thu năm 1958, Chính phủ đã tiến hành đợt thí điểm về mô hình công tư hợp doanh. Sau đó phong trào này đã phát triển khắp miền Bắc:

Đến cuối năm 1960, toàn miền Bắc đã cải tạo được 94,2% tổng số hộ thương nghiệp tư bản theo hình thức công tư hợp doanh; giải phóng được 96,9% tổng số công nhân khỏi ách bóc lột của tư bản chủ nghĩa. Phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh đã căn bản hoàn thành trong năm 1960 [33;67].

Trong giai đoạn này, bước đầu giai cấp tư sản Việt Nam, đặc biệt là các nhà tư sản lớn cũng có những sự phản ứng nhất định nhưng nhìn chung với công tác tuyên truyền và nhiệt tình của nhân dân nên công tác này diễn ra thuận lợi và thậm chí hoàn thành trước kế hoạch.

Chủ trương này là nhằm thực hiện cùng lúc ba chính sách: sử dụng, hạn chế và cải tạo. Hình thức cao là hình thức cải tạo nhằm tạo nên mối liên hiệp về mặt kinh tế giữa nhà nước và giai cấp tư sản trong thời kì quá độ. Trong quá trình đó, dùng các biện pháp cần thiết mà hướng giai cấp tư sản tự nguyện

đi theo đường lối thương nghiệp của Đảng. Quá trình liên hiệp đó (về nguyên tắc là) thực hiện từ thấp đến cao, từng bước, thận trọng và theo nguyên tắc tự

nguyện, tuyên truyền dân chủ. “Chính sách trên về kinh tế phản ánh chính sách về chính trị đối với giai cấp tư sản dân tộc là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết, nhằm dần dần cải tạo kinh tế tư bản tư doanh và giai cấp tư sản dân tộc theo chủ nghĩa xã hội”[33;71]. Nói là vừa đấu tranh vừa đoàn kết, vừa đoàn kết vừa đấu tranh nhưng thực ra trong quá trình tiến hành cải tạo, các địa phương đã quá nóng vội, không tôn trọng quyền tự nguyện tư sản dân tộc. Thậm chí ở một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương khác đã có những vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc đoàn kết trong nhân dân.

Chính sách thứ hai là cải tạo đối với đội ngũ tiểu thương, hàng rong, buôn vặt. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, ngoài chính sách đối với giai cấp tư sản dân tộc, Chính phủ và Bộ Nội thương đã có chính sách đối với đội ngũ tiểu thương, hàng rong, buôn vặt là: “đưa vào con đường buôn bán tập thể tiến lên chủ nghĩa xã hội và chuyển dần một số sang sản xuất và con đường duy nhất đúng”[33;70].

“Tính đến tháng 9/58, trên toàn miền Bắc có 220.000 người buôn bán nhỏ thuộc 180.000 hộ có đăng kí chính thức. Họ chiếm 99,4% số cơ sở và 75,5% số vốn của toàn ngành thương nghiệp tư doanh”[33;70]. Trên thực tế, nếu chia theo bình quân số dân miền Bắc lúc bấy giờ và nhu cầu của xã hội thì số hộ tiểu thương đó là thừa song họ lại phân bố không đều và tồn tại rất nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ phong phú, góp phần làm cho hệ thống mậu dịch ở miền Bắc sau giải phóng hoạt động khá nhộn nhịp. Đội ngũ này vào giai đoạn đầu của công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh đã có những đóng góp lớn cho thương nghiệp nước nhà và có đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung.

Nhìn nhận rõ các đặc điểm đó, Đảng ta đã chỉ rõ: “trừ số người thuộc các thành phần phức tạp trà trộn vào, những người buôn bán nhỏ là người lao động thương nghiệp cá thể. Họ thuộc vào giai cấp tiểu tư sản và giai cấp vô sản, là bạn đồng minh gần gũi của giai cấp công nhân” [33;72]. Tuy vậy, đội ngũ này hoạt động manh mún, hám lợi nên vì lợi nhuận họ có thể lũng đoạn thị trường. Một thị trường có quản lí và phát triển thì để tồn tại một đội ngũ quá đông tiểu thương là một vấn đề đặt ra cần giải quyết. Vì thế, Đảng và Chính phủ đã chủ trương:

Giáo dục, giúp đỡ họ, sử dụng tác dụng tích cực của họ phục vụ cho sản xuất và giao lưu hàng hoá và luôn luôn quan tâm đến đời sống, công việc làm ăn của họ [33;73]. Việc cải tạo người buôn bán nhỏ được coi là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta. Nó là một trong những công tác quan trọng để biến dần thị trường đang có nhiều thành phần thành một thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất. Nó cũng được coi là một trong những công tác quan trọng để củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với những quần chúng lao động khác. Tổ chức người buôn bán nhỏ đi vào con đường làm ăn hợp tác[33;76].

Chủ trương đó của Đảng và Chính phủ đã được thực hiện trong thực tiễn tạo nên những chuyển biến lớn đối với đội ngũ tiểu thương.

Tính đến tháng 6/1960, toàn miền Bắc đã có trên 69.000 hộ buôn bán nhỏ tham gia vào các tổ hợp tác trong đó có trên 70% tổ hợp tác loại vừa. Trên 10.000 hộ đã vào các hợp tác xã buôn bán kiêm sản xuất thủ công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. Hơn 2.000 người đã chuyển sang sản xuất nông nghiệp hay thủ công nghiệp. Ngoài ra còn 21.000 hộ đã đặt quan hệ kinh tiêu, đại lý với mậu dịch quốc doanh. Như vậy

đã có 50% tổng số người buôn bán nhỏ trong diện cải tạo đã vào hợp tác xã và các hình thức tư bản nhà nước. Một số đã được tuyển vào làm nhân viên của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán. Hiện tại hầu hết các thị xã, thị trấn toàn miền Bắc, những người buôn bán nhỏ thuộc các ngành nghề khác nhau đã được tổ chức lại [33;76].

Các bảng số liệu sau cho thấy được tổng quan về giai cấp tư sản và đội ngũ tiểu thương miền bắc Việt Nam trước và sau cải tạo xã hội chủ nghĩa:

Bảng số liệu: Đơn vị tính: (người)

Công nghiệp Thương nghiệp Vận tải Cộng

Số Tư sản và người trong gia

đình được xếp việc 1.123 929 250

Tiểu chủ được xếp việc 1.132 170 1.877 3.179

Loại việc được xét

Quản trị, quản đốc 114 13 22 149

Bán hàng 2.211 405 1.881 4.493

Xếp sang các ngành khác 28 164 62 257

Gia đình được xếp việc

Một người 668 579 239 1.486 Hai người 95 159 10 219 Ba Người 47 15 1 53 Bốn người 2 2 Năm người 1 1 Kế toán hành chính 45 70 175 290

Số người chưa xếp được việc 8 173 69 250

Bảng số liệu về tình hình xếp việc cho chủ tư sản và cổ đông sau khi hợp doanh toàn miền Bắc [49;359].

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số các nhà tư sản được xếp việc quản lí chiếm số ít, chủ yếu là những công việc lao động trực tiếp. Đó chính là sự thể hiện quan điểm cải tạo triệt để thành phần tư sản bóc lột để biến họ thành những người lao động bình thường.

Bên cạnh đó, công việc trong bộ máy thương nghiệp mới chỉ đáp ứng thu nhận được một số lao động theo nguyên tắc bình quân. Số lao động còn lại chính là đội quân thất nghiệp thường trực bổ sung vào đội ngũ tiểu thương, buôn bán vặt.

Trong khi đó, thu nhập của nhà tư sản qua cải tạo giảm đi vì nhiều lí do. Thực ra việc nhà tư sản sau cải tạo giảm thu nhập là điều đương nhiên. Tư liệu sản xuất của nhà tư sản trong tổ chức công tư hợp doanh gần như bị tước đoạt. Nhà tư bản đã trở thành người lao động sản xuất-kinh doanh trực tiếp vì vậy thu nhập không thể tăng hơn. Trung bình trước khi cải tạo, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của tư sản là 70 đồng thì sau cải tạo chỉ còn 40-50 đồng. Tuy vậy, họ là cổ đông lớn, có cổ phần lớn trong các tổ hợp nên họ có phần lợi tức thu được từ đó (đối với tư sản thương nghiệp được quy định là 6%) vì thế thu nhập bình quân đầu người của tư sản so với mặt bằng chung của xã hội vẫn cao. Nhưng nếu xét ở một góc độ khác thì nhà tư sản đóng góp hết toàn bộ sản nghiệp của mình cho các hợp tác xã công tư hợp doanh. Nhưng khoản lợi nhuận hay phân chia sản phẩm sau sản xuất như trên thực chất đã không thể bù lại được những thiệt hại mà nhà tư sản đã mất trong quá trình hợp doanh.

Tuy nhiên, cũng phải thấy một vấn đề khác nữa là, thực chất vấn đề của tư sản lúc bấy giờ không phải là vấn đề thu nhập mà là tư tưởng. Một thực tế là do công tác tuyên truyền nhằm làm cho việc cải tạo thương nghiệp phi quốc doanh diễn ra nhanh chóng nên chúng ta đã cường điệu hoá những mặt tiêu cực của giai cấp này làm cho tâm lí nhân dân đối với tư sản lại quá kì thị. Đây

không những là một bất lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng không tốt đến khối đại đoàn kết dân tộc…

Đối với tiểu thương thì từ khi vào hợp tác xã, nguồn hàng và thị trường đã bị thu hẹp hết mức. Chính vì thế, muốn tồn tại không còn cách nào khác là phải dựa vào mậu dịch quốc doanh. Vì thế, mặc dù đã được tổ chức lại nhưng hiệu quả kinh doanh của bộ phận này cũng không cao, chịu ảnh hưởng nhiều của mậu dịch quốc doanh.

Sau cải tạo, thu nhập của các nhà tư sản so với trước cải tạo giảm. Tiểu thương thì thu nhập tăng giảm tuỳ thuộc nhiều vào mậu dịch quốc doanh. Một bộ phận tiểu thương tăng thu nhập nhưng nếu so tiểu thương giữa người tham gia vào hợp tác xã và không tham gia thì thấy rằng người tham gia hợp tác xã thu nhập tăng ít hơn khá nhiều.

Tất nhiên, chất lượng cuộc sống không đơn thuần đánh giá bằng số thu nhập nhưng đó là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tính đúng đắn của đường lối mà Đảng đề ra đối với lĩnh vực thương nghiệp trong giai đoạn này, đặc biệt công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế thương nghiệp tư bản tư doanh.

Tuy vậy, trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đó, chúng ta cũng đã làm được nhiều điều. Dù sao thì việc thiết lập được sự kiểm soát nền thương nghiệp của thương nghiệp quốc doanh cũng có tác dụng nhất định để Đảng ta tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961-1965). Tiếc rằng, những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn này chậm được tiến hành tổng kết và tổng kết một cách khoa học, khách quan để có thể tránh những sai lầm tương tự trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng thương hiệu miền bắc 1954 1965 (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)