Cùng với công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh thì Đảng ta vẫn tiếp tục chủ trương không ngừng xây dựng thương nghiệp quốc doanh để lãnh đạo nền thương nghiệp đất nước.
Trong 3 năm khôi phục kinh tế, mậu dịch quốc doanh quốc doanh đã nhanh chóng trưởng thành và từng bước nắm vai vai trò lãnh đạo nền thương nghiệp quốc dân. Tất nhiên, trong quá trình đó còn mắc nhiều thiếu sót dẫn tới không phát huy hết tiềm năng của mậu dịch quốc doanh quốc doanh trong giai đoạn mới. Bước vào thời kì cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, vấn đề tiếp tục xây dựng mậu dịch quốc doanh vững mạnh để cùng với hợp tác xã trở thành hệ thống thực sự lãnh đạo nền thương nghiệp quốc dân bằng chính sức mạnh của mình là yêu đặt ra. Đó cũng chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn này nhằm tạo điều kiện hình thành mau chóng nền thương nghiệp mới đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn.
Trước yêu cầu đó, từ nghị quyết 14 đến nghị quyết 16 của Đảng, việc phát triển mậu dịch quốc doanh được coi là yêu cầu cấp bách, ưu tiên.
Nói đến phát triển hệ mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán trước hết là tăng cường về tổ chức, mở rộng kinh doanh và nâng cao chất lượng kinh doanh.
Trước hết về mặt tổ chức, trước yêu cầu của tình hình mới Bộ nội thương đã nhanh chóng sắp xếp tổ chức và phân cấp quản lí (tách bộ, thành lập các công ty, các sở, ty thương nghiệp địa phương). Trong đó, mậu dịch quốc doanh quốc doanh sẽ nắm các nguồn hàng, kiểm soát bán buôn, chiếm ưu thế về bán lẻ, trong khi đó, hợp tác xã mua bán sẽ xây dựng đến xã đang trong quá trình tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp.
Kế thừa những thành tựu đã đạt được, mậu dịch quốc doanh đã được xây dựng và kiện toàn về mọi mặt.
Mậu dịch quốc doanh đã mau chóng nắm bán buôn trên cơ sở không ngừng mở rộng thu mua nắm các nguồn hàng. Nhờ nắm được nguồn hàng, mậu dịch quốc doanh có cơ sở vật chất để đảm bảo cung cấp vật tư cho nhu cầu sản xuất công nông nghiệp, của xây dựng và đời sống nhân dân. Nhờ nắm được bán buôn, mậu dịch quốc doanh đã làm chủ được thị trường, lãnh đạo thương nghiệp tư bản tư doanh và thương nghiệp nhỏ chấp hành đúng chủ trương của nhà nước [33;44]. Nếu tính khối lượng công nghiệp phẩm mậu dịch quốc doanh thu mua năm 1955 mới chiếm 12,4% thì đến năm 1959 đã thu mua được 66,4%
[33;44].
Trong khi đối với các ngành khác như vải, dệt kim, cao su… mậu dịch quốc doanh đã nắm được 100% nguồn hàng. Các nông phẩm chính có ý nghĩa lớn đối với sản xuất, kinh doanh và đời sống dân sinh, tỷ trọng của mậu dịch quốc doanh không ngừng tăng lên.
Mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán đã tăng lên nhanh chóng: Năm 1960 so với năm 1957, mậu dịch quốc doanh tăng gấp rưỡi, hợp tác xã mua bán tăng 4,5 lần. Trong đó, mạng lưới ở nông thôn tăng nhanh hơn thành thị là một dấu hiệu tốt trong việc phát triển nhanh hệ thống thương nghiệp quốc doanh ở các địa bàn khó khăn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh ngày càng tăng trong nông thôn cũng như của cả đất nước.
Do việc nắm được nguồn hàng nên mậu dịch quốc doanh đã nhanh chóng nắm được bán buôn. Chính vì vậy, tỉ trọng bán buôn của hệ thống mậu dịch quốc doanh trong thương nghiệp thuần tuý tăng nhanh. Bảng số liệu sau đây cho thấy cả tỷ trọng của thương nghiệp quốc doanh và chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế.
Bán buôn 1957 1958 1959 1960 TNQD 52,6 100 73,5 136,1 89,0 197,3 93,6 220,2 TNTD 47,4 100 26,5 54,6 11,0 26,4 6,4 16,7 Bán lẻ 1957 1958 1959 1960 TNQD 25,8 100 31,1 130,3 41,4 192,1 51,0 258,5 HTXNB 5,5 100 11,6 214,9 21,0 458,8 23,3 555,6 TNTBNN và HTH 8,8 100 12,9 147,7 18,0 143,2 16,9 249,2 TNTD 59,9 100 42,4 71,9 19,6 38,9 8,8 19,0
Bảng số liệu về chỉ số phát triển và tỷ trọng các thành phần kinh tế trong thời kì cải tạo XHCN trong lĩnh vực thương nghiệp [38;84].
Qua bảng số liệu ta thấy thị trường bán buôn đã tăng nhanh về giá trị tuyệt đối. Thương nghiệp quốc doanh không những tăng lên về tỷ trọng trong giá trị tuyệt đối mà cả về giá trị tương đối. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho một nền thương nghiệp đang phát triển một cách có định hướng. Trong đó, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đã kiểm soát và trở thành lực lượng lãnh đạo thương nghiệp quốc dân, thị trường của công thương nghiệp tư bản tư doanh dần dần bị thu hẹp lại.
Tốc độ lưu thông hàng hoá cũng tăng lên nhanh chóng:
Chỉ tiêu Đơn vị tính 1958 1959 1960
Vòng chu chuyển vốn Lần 1,5 1,9 2,2
Mức chi phí lưu thông % 10 9,07 8,03
Chỉ số tăng nslđ qua các năm của
TNQD 1957=100% 122,2 132,6 135,5
Bảng số liệu về tốc độ lưu thông hàng hoá [38;86].
Tốc độ lưu thông của hàng hoá cũng đã thể hiện sự phát triển mới của nền thương nghiệp Việt Nam.
Sự mở rộng thị trường và quy mô kinh doanh làm cho số lượng nhân công làm trong lĩnh vực thương nghiệp cũng không ngừng tăng lên. “Mậu dịch quốc doanh năm 1957 có 21.319 người thì năm 1960 tăng lên 44.120; hợp tác xã mua bán năm 1957 có 5.000 người thì năm 1960 tăng lên 19.070 người. Chất lượng công tác của cán bộ cũng được tăng lên”[38;85].
Tóm lại, 3 năm cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế trên lĩnh vực thương nghiệp đã thu được một số kết quả nhất định nhưng cũng có không ít sai lầm thiếu sót.
+ + + + +
Khi phân tích các quan điểm của Đảng ta về cải tạo các công thương nghiệp tư bản tư doanh đã thấy bộc lộ nhiều quan điểm chủ quan nóng vội. Trên thực tế, trong 3 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh, quan điểm đó cũng đã bắt đầu được thể hiện. Tuy vậy, lúc bấy giờ tình hình nhìn chung còn thông thoáng với việc tôn trọng ở mức độ nhất định sự tồn tại của đội ngũ thương nhân phi xã hội chủ nghĩa. Đến nghị quyết 14 và 16, vai trò của thương nghiệp tư bản tư doanh đã hoàn toàn bị xoá bỏ. Thậm chí xoá bỏ nó còn được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động cải tạo thương nghiệp miền Bắc lúc bấy giờ. Mặc dù, trong nghị quyết 16, Đảng ta xác định : Xuất phát từ điều kiện cuả miền Bắc, của cả nước ta, chúng ta tiếp tục coi giai cấp tư sản dân tộc là một thành viên của nhân dân, của Mặt trận dân tộc thống nhất, coi mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và dùng phương pháp dân chủ để giải quyết mâu thuẫn ấy [6;480].
Nhưng trong ngôn từ của văn kiện đã thể hiện rõ việc xem giai cấp tư sản miền Bắc là tầng lớp bóc lột. Điều này có thể nói là đã quá cường điệu những mặt hạn chế của giai cấp tư sản miền Bắc đối với sự nghiệp chung của dân tộc
cũng như việc phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong nền kinh tế quốc dân.
Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những quan điểm của Đảng về vấn đề cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh nằm trong hệ thống quan điểm tả khuynh, duy ý chí về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lúc bấy giờ.
Việc thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần tư bản tư doanh đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đó đã không phản ánh hết những nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân ta. Thực tế là 3 năm cải tạo XHCN trên lĩnh vực thương nghiệp chúng ta đã đề ra mục tiêu cao, kì vọng lớn với việc thực hiện cải tạo XHCN thành công sẽ là điều kiện thiết yếu để đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, khi tiến hành thì đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng. Thực chất, nền kinh tế-xã hội miền Bắc lúc bấy giờ tất yếu phải có những cải biến mang tính cách mạng. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà có thể chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn để nhanh chóng thiết lập nền thương nghiệp mới trong khi điều kiện chưa cho phép. Cải tạo các thành phần kinh tế trong nền thương nghiệp để xây dựng một nền thương nghiệp mới XHCN là điều cần thiết nhưng không phải là những năm 1958-1960. Nền kinh tế miền Bắc nói chung và thương nghiệp miền Bắc nói riêng vốn là nền kinh tế tiểu nông-thuộc địa cho nên nền thương nghiệp cũng chịu tác động sâu sắc của hoàn cảnh đó. Do đó, việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế và thương nghiệp theo con đường XHCN phải là quá trình cải biến lâu dài.
Những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đều nhìn nhận rằng phải chấp nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Tất nhiên trên lĩnh vực thương nghiệp cũng vậy. Chưa nói là, ở Việt Nam đi lên CNXH lại là quá độ gián tiếp, vấn đề đó càng có ý nghĩa quan trọng. Vì thế,
việc sớm xoá bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN là một sai lầm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho mô hình XHCN mắc nhiều khuyết tật ngay từ khi thiết lập. Những sai lầm đó, bắt nguồn từ sự chủ quan nóng vội và vận dụng một cách sai lầm hoặc máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ… Cũng chính điều này mà trong quá trình chúng ta tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, có một thực tế là: nhà tư bản có vốn không dám đầu tư trong khi thương nghiệp nhà nước làm ăn ngày càng chật vật. Sự sai lầm thiếu sót đó đã làm cho nền thương nghiệp miền Bắc thực sự đã bộc lộ quá nhiều hạn chế. Chính vì thế có thể đánh giá một cách khách quan là chủ trương cải tạo XHCN quá nóng vội và những biện pháp đã tiến hành là không phản ánh đúng nhu cầu khách quan của thực tiễn. Chính điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền thương nghiệp miền Bắc nước ta sau 1954.
Những sai lầm, khuyết điểm này đã không được nhận thức kịp thời và chậm được sửa chữa nên còn kéo dài về sau khi cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy vậy, những kết quả nhất định trên các lĩnh vực khác cũng như thương nghiệp đã đảm bảo được sự ổn định về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho chế độ mới để có thể tiếp tục bước vào một thời kì cách mạng mới, thời kì thực hiện kế hoạch nhà nước năm năm lần thứ nhất (1961-1965), trong đó có nỗ lực xây dựng một nền thương nghiệp XHCN.
CHƢƠNG 3