Các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình nông nghiệp tích hợp biogas phù hợp cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã hiếu liêm (Trang 66)

Hình 3.17. Hình ảnh thực tế của hộ cô Nguyễn Thị Thủy

Để đáp ứng mô hình VACB, đề tài tiến hành trên các hộ chăn nuôi có vườn và ao để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có đánh giá hiệu quả mô hình với các tiêu chí.

3.5.2. Mô tả đối tượng áp dụng mô hình

Để đánh giá sự đáp ứng của mô hình đề xuất với các chỉ tiêu của mô hình, đề tài tiến hành tính toán cho một hộ đại diện. Mô tả hộ được lựa chọn:

Địa điểm

- Nằm trong phân vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi lớn của tỉnh với diện tích khuyến khích phát triển chăn nuôi là 250 ha;

Loại mô hình nông nghiệp: mô hình nông nghiệp của hộ là vườn ao chuồng chiếm 60,67% tổng mô hình của các hộ trên địa bàn xã. Hộ cụ thể vừa canh tác cây có múi vừa trồng cây cao su.

Quy mô: đa số hộ chăn nuôi của xã có quy mô từ 40-60 con

Cơ sở vật chất: điều kiện chuồng trại, diện tích trồng trọt lớn

a. Thông tin chung

Địa chỉ: Tổ 7, ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

b. Tình hình chăn nuôi

Cơ cấu chăn nuôi heo nái: 10 con, heo thịt: 50 con. Sản lượng một năm là 5,4 tấn với lợi nhuận 45 triệu. Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi 4 m3/ ngày.

c. Điều kiện tự nhiên

Hộ có 5 nhân khẩu, tổng diện tích hộ 2ha với 500 m2 diện tích chăn nuôi. Hiện tại hộ có trồng cao su với diện tích 1 ha, ao có kích thước dài 7m, rộng 3m, sâu 3,6m, với tổng thể tích 75,6 m3.

Hình 3.18. Chuồng và ao lục bình của hộ

Hình 3.19. Vườn cao su và diện tích đất canh tác bưởi d. Hiện trạng môi trường

Hiện tại hộ đang tận dụng chất thải để bón cho cây trồng, nước thải chăn nuôi sau lắng tự nhiên để tưới vườn cao su và một phần tự chảy qua ao lục bình để tưới canh tác trồng bưởi. Để giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải đề xuất hộ xây dựng hầm biogas cho hộ.

Hình 3.20. Mô hình cho hộ điển hình

Thuyết minh mô hình: Hiện tại hộ đang tận dụng cành cây khô từ vườn bưởi để

nấu bếp phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải này, sinh viên đề xuất hộ xây dựng hầm biogas để thu hồi khí sinh học thay thế củi phục vụ nấu nướng cho gia đình. Mặc khác, các cành cây khô dùng làm củi đốt sẽ được thay bằng việc sản xuất than sinh học (biochar) để bón cho cây trồng. Nước thải ở hộ dân bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi cũng đưa vào biogas, nước thải sau biogas được thu gom dẫn vào ra ao nuôi cá có lục bình hiện hữu để xử lí, phục vụ cho tưới tiêu và rửa chuồng. Lượng bùn ở đáy ao được nạo vét dùng làm phân bón cho cây.

Quy trình ủ phân compost

Nguyên lý cơ bản của phương pháp chế biến phân compost là quá trình phân hủy thành phần hữu cơ bằng hệ vi sinh vật trong môi trường kiểm soát các thông số nhiệt độ, độ ẩm, pH và lượng oxy. Phân được ủ dưới tác dụng của nhiệt và men vi sinh, phân sẽ phân hủy tạo thành mùn hữu cơ và phân composst là nguyên liệu cải tạo đất

Phần chất thải tách ra được sử dụng để ủ phân hữu cơ kết hợp các nguyên liệu khác là bã thực vật, phân bón hóa học và chế phẩm vi sinh. Quy trình của quá trình này như sau

Biogas Vườn cao su

Ao lục bình

Chuồng nuôi heo Nhà Bùn đáy ao

Bón

Nước, phân thải chăn nuôi Nước sau biogas

Khí sinh học Rửa chuồng Nước thải sinh hoạt Rác hữu cơ Biochar

Bước 1: Trộn đều tất cả nguyên liệu.

Bước 2: Hòa chế phẩm Trichodema với nước, tưới đều nước lên đống phân đến độ ẩm 50 – 55%.

Bước 3: Đảo trộn đều, đánh đống phân ủ cao 1- 1,5m sau đó dùng bạt nylon màu tối đậy kín.

Bước 4: Sau 15-20 ngày, mở bạt ra, đảo trộn đều, tưới thêm nước, tiếp tục đậy lại ủ thêm 15- 20 ngày.

Bước 5: Sau 35-50 ngày kể từ ngày ủ, phân hoại mục hoàn toàn đã có thể sử dụng bón cho cây được.

3.5.4. Đánh giá mô hình với các tiêu chí

3.5.4.1. Tiêu chí 1 – Sử dụng khí sinh học giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Trong mô hình đề xuất sử dụng khí sinh học được thu hồi từ hệ thống biogas. Khí sinh học được biết đến là một loại năng lượng sạch.

Mô hình đề đảm bảo cung cấp đủ lượng khí sinh học phục vụ cho quá trình sinh hoạt. Khí sinh học được sử dụng thay cho khí gas hóa lỏng LPG, từ đó so sánh hệ số phát thải của các loại nhiên liệu trên trong

Bảng 3.13. Hệ số phát thải của một số loại nhiên liệu

Loại nhiên liệu Hệ số phát thải (tấnCO2e/TJ)

EFCO2 EFCH4

Gas 63,1 0,001

Biogas 54,6 0,001

(Nguồn: United Nations Framework Convention on Climate Change, 2010)

Nhận xét: Khi chuyển nhiên liệu đun nấu từ gas sang khí sinh học, hệ số phát thải lượng khí nhà kính CO2 giảm hơn 10% (so với gas hóa lỏng). Như vậy, mô hình hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí 1

3.5.3.2. Tiêu chí 2 - Tái chế nguồn phế phẩm

Mô hình đề xuất cho hộ điển hình là tái chế phế phẩm trồng trọt là rác thải hữu cơ từ vườn và từ hoạt động sinh hoạt thành than sinh học (biochar) bón cho cây trồng, sử dụng hệ thống biogas để xử lí triệt để chất thải chăn nuôi (nước thải, phân heo), tận

thu khí sinh học từ biogas phục vụ cho việc nấu nướng nhằm nâng cao giá trị sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chất thải heo nái (10 con) được sử dụng làm phân compost. Như vậy mô hình đáp ứng được tiêu chí 2 – Tái chế các nguồn phế phẩm.

3.5.4.3. Tiêu chí 4 - Hiệu quả kinh tế của mô hình

Khi áp dụng mô hình, chi phí đầu tư và lợi ích thu được như sau:

a. Khí sinh học

Sử dụng khí sinh học thay cho gas LPG dùng trong sinh hoạt đun nấu của gia đình mỗi tháng tiết kiệm được 320.000 đồng => 1 năm tiết kiệm được 3.840.000 đồng.

b. Ủ phân hữu cơ

Khi sử dụng phân hữu cơ làm từ bùn đáy ao, bùn sau Biogas và than sinh học (biocharr) bón cho cây trồng giúp giảm 80% lượng phân bón hóa học phân đa yếu tố NPK Văn Điển 12.8.12 (1 tấn/năm). Chi phí phân bón cho 1ha vườn cao su là 10.500.000 đồng/năm. Vậy nếu sử dụng phân hữu cơ sẽ tiết kiệm được 8.400.000 đồng/năm. Đầu tư lò đốt Biochar là 1.000.000 đồng

Bảng 3.14. Tổng lợi ích thu được

STT Nội dung Chi phí đầu tư

ban đầu

Chi phí hàng năm

Thu nhập hàng năm

1 Phân hữu cơ - 8.400.000

2 Khí sinh học - - 3.840.000

3 Lò đốt Biochar 1.000.000 - -

Tổng 1.000.000 - 12.240.000

Mỗi năm lợi nhuận là cho hộ điển hình là 11.240.000 đồng

3.6. Đề xuất các giải pháp nhân rộng cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn

Mô hình nếu đề xuất triển khai vào thực tế sẽ góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cụ thể như sau:

- Quyết định 3194/QĐ-BNN-CN năm 2015 hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, sử dụng công trình khí sinh học nắp cố định, công trình khí sinh học bằng vật liệu composite và quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học chăn nuôi lợn, gà.

- Quyết định 510/QĐ-UBND về việc ban hành định mức hỗ trợ xây mới công trình xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

- QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2016.

- Quyết định 35/2013/QĐ-UBND Ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Quyết định 13/2016/QĐ-UBND Ban hành quy định bảo vệ môi tường tỉnh Bình Dương.

- Quyết định số 543/QĐ-BNN&KHCN ngày 23 tháng 03 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn về việc ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành NN&PTNT giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2050.

- Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.

Như đánh giá ở trên, mô hình khí sinh học đề xuất đáp ứng được các yêu cầu được nêu trong các chủ trương, chính sách và pháp luật chủ yếu của Nhà nước. Do vậy cần phải có giải pháp nhân rộng mô hình này.

3.6.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng mô hình

Qua khảo sát cho thấy các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã bước đầu tiếp cận với mô hình với số lượng hộ chăn nuôi sử dụng biogas là 19682 hộ (chiếm 50,25% tổng số hộ chăn nuôi nhỏ). Vậy các huyện còn lại của vùng phía Bắc tỉnh Bình Dương bao gồm: Dầu Tiếng, Phú Giáo cùng đặc điểm kinh tế như địa điểm áp dụng mô hình có tiềm năng ứng dụng mô hình để tiến hành nhân rộng.

Những lợi ích mà mô hình mang lại về kinh tế và môi trường rõ rệt. Bên cạnh đó, khi ứng dụng mô hình cần quan tâm đến những yếu tố như: lựa chọn loại hầm và dung tích phù hợp với quy mô chăn nuôi cũng như mục đích sử dụng khí biogas. Ngoài ra, việc lắp đặt xây dựng, vận hành và sử dụng mô hình cũng cần được quan tâm.

3.6.2.1. Thuận lợi

Ứng dụng mô hình KSH trong xử lý chất thải chăn nuôi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hộ dân, cộng đồng và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, việc phát triển ứng dụng rộng rãi mô hình KSH trên địa bàn toàn tỉnh cần dựa vào thế mạnh vốn có của tỉnh, hiện tại tỉnh có những thuận lợi như:

Các tổ chức thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đưa ra các phương án, giải pháp nhằm giảm ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi phù hợp với quy mô chăn nuôi và điều kiện địa phương. Đặc biệt ưu tiên giải pháp tái sử dung chất thải nhờ đó thúc đẩy ứng dụng mô hình KSH trên toàn tỉnh.

Công tác tuyên truyền nhận thức bảo vệ môi trường hiệu quả đã được chính quyền đẩy mạnh cùng với đó là nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng với thực hiện bằng nhiều hình thức đã thu hút sự chú ý và tham gia ngày càng nhiều của cộng đồng.

Việc áp dụng ở những nông hộ điển hình khẳng định được hiệu quả kinh tế cũng như môi trường, thúc đẩy các hộ chưa sử dụng hầm có nhu cầu phát triển chăn nuôi ứng dụng mô hình biogas, giúp nông hộ sử dụng hợp lí nước, phân bón, khí biogas.

Đưa ra chương trình hỗ trợ ứng dụng mô hình đối với các hộ chăn nuôi như: “Hỗ trợ lắp đặt xử lý biogas cho 16 hộ với kinh phí hỗ trợ 80.000.000 đồng từ ngân sách tỉnh”

3.6.2.2. Khó khăn

Bên cạnh đó, việc nhân rộng mô hình biogas cũng gặp phải nhiều khó khăn do có nhiều yếu tố ảnh hưởng như yếu tố kinh tế, kỹ thuật và xã hội

Nguồn vốn hỗ trợ kinh phí của Nhà nước còn hạn chế không đủ phát triển mô hình biogas cho các nông hộ. Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt còn cao so với thu nhập của nông dân vì vậy các hộ chưa có đủ vốn để áp dụng mô hình biogas.

- Yếu tố kỹ thuật:

Công tác quản lý tại cơ sở chăn nuôi chưa đạt hiệu quả như: xử lý nước thải ở các cơ sở chăn nuôi không đúng quy trình kỹ thuật do đó chất lượng nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn.

Đây là mô hình gồm nhiều khu vực với chức năng riêng biệt nên cần có một diện tích đủ rộng, do đó khi muốn áp dụng phải xét đến yếu tố diện tính khu chăn nuôi và người dân cũng thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm trong bố trí mô hình

- Yếu tố xã hội:

Đa số các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ giá thành và số lượng vật nuôi không ổn định nên còn nhiều trở ngại trong việc quyết định xây dựng mô hình biogas áp dụng quá trình chăn nuôi.

Gặp khó khăn trong quá trình huy động sự tham gia của các cơ sở chăn nuôi, các hoạt động tuyên truyền và phổ biến văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi còn hạn chế.

Các cơ sở chăn nuôi chưa chủ động kê khai hiện trạng nước thải và còn tình trạng chậm trễ nộp phí bảo vệ môi trường khi có xả thải diễn ra.

3.6.3. Các giải pháp nhân rộng mô hình

Quy hoạch vùng chăn nuôi ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, vì vậy đầu thí điểm trên hộ và hướng tới nhân rộng mô hình vùng phía Bắc tỉnh Bình Dương do có cùng điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế như: chăn nuôi và trồng trọt chuyên canh cao su và cây ăn quả.

Các bước nhân rộng mô hình

- Bước 1: Bắt đầu thí điểm trên hộ cụ thể tính toán để làm tiền đề nhân rộng mô hình trên địa bàn xã lựa chọn;

- Bước 2: Hỗ trợ triển khai, hướng dẫn đầy đủ các thành phần của mô hình như chuyển đổi nhiên liệu đốt sạch hơn (khí sinh học), ủ phân hữu cơ, hệ thống xử lý nước thải tại một số hộ của xã;

- Bước 3: Kết hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền và nhân rộng mô hình cho các địa điểm lân cận xã Tân Định đã khảo sát và huyện Bắc Tân Uyên;

- Bước 4: Khi mô hình đi vào hoạt động ổn định tiếp tục duy trì tuyên truyền và nhân rộng mô hình chủ yếu trên vùng phía Bắc của tỉnh. Khi nhân rộng mô hình các huyện xã khác nhau cần khảo sát thực địa để có thể thay đổi hệ thống xử lý nước thải tùy thuộc vào tính chất đầu vào và yêu cầu đầu ra để mô hình đạt hiệu quả tối đa.

Việc phát triển mô hình chỉ phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Do đó, có những giải pháp:

- Chính quyền địa phương cần ủng hộ phát triển mô hình này, đưa ra một khung pháp lý để hướng dẫn, tạo cơ chế khuyến khích hoặc bắt buộc các hộ dân thực hiện giữ gìn vệ sinh chung tại nơi chăn nuôi tránh gây ảnh hưởng các hộ lân cận;

- Thường xuyên tiến hành nâng cao năng lực, trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ địa phương quản lý khu chăn nuôi tập trung hiệu quả;

- Khuyến khích người dân mạnh dạn đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện mô hình; - Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích của việc thực hiện mô hình;

CHƯƠNG

CHƯƠNG: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Kết luận

Ngành chăn nuôi phân bố rộng với 39.166 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình nông nghiệp tích hợp biogas phù hợp cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã hiếu liêm (Trang 66)