Hiện trạng thu gom, xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình nông nghiệp tích hợp biogas phù hợp cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã hiếu liêm (Trang 50 - 54)

3.2.1.1. Tình hình phát sinh nước thải

Nước thải là nhân tố chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường do có chứa hàm lượng cao thành phần các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và vi sinh vật gây bệnh. Thành phần các chất gây ô nhiễm thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc vật nuôi và biện pháp thu gom. Do đó, nước thải chăn nuôi nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây sức ép rất lớn đến môi trường nước mặt, nước ngầm và gây ô nhiễm không khí. Đối với nước thải sinh hoạt: theo kết quả khảo sát cho thấy nước thải sinh hoạt không được thu gom xử lý, chỉ qua bể tự hoại và cho tự thấm.

Bảng 3.2. Lượng phát sinh nước thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương

STT Loại vật nuôi Lượng vật nuôi (con) Hệ số phát thải nước thải (m3/con.năm)

Thời gian nuôi trung bình (tháng) Lưu lượng nước thải (m3/năm) 1 Heo 32.959 14,6 12 240.601 2 Gà 3.165 3,2 12 2.532 3 Vịt 720 3,2 6 576 Tổng 243.709

Vậy ước tính tổng lượng nước thải phát sinh tại cơ sở chăn nuôi trên toàn địa bàn là khoảng 243.709 m3/năm. Hiện tại, hầu như các cơ sở chăn nuôi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ lượng nước thải chưa qua xử lý triệt để được xả thải trực tiếp ra kênh, rạch hoặc môi trường đất.

3.2.1.2. Thành phần và tính chất nước thải

Việc sử dụng nước tắm cho vật nuôi hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng kể. Vì vậy nước thải chăn nuôi có nồng độ ô nhiễm cao các chất BOD5, COD, N, P, vi sinh vật gây bệnh,...khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước gây lan truyền dịch bệnh. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ ngấm vào gây ô nhiễm nguồn nước ngầm làm phát sinh hàm lượng lớn các chất ô nhiễm, vượt

xa nhiều lần quy chuẩn cho phép đồng thời làm tăng đáng kể lượng nước thải. Ngoài ra, ở các hộ chăn nuôi còn có nước thải sinh hoạt là nước thải sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như: tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, các cơ sở dịch vụ và từ các công trình công cộng khác. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng hữu cơ và cặn lơ lửng lớn (hàm lượng chất hữu cơ chiếm 55% - 65% tổng lượng chất ô nhiễm), giàu Nitơ và Photpho, chứa nhiều vi sinh vật có hại cho con người.

3.2.1.3. Hệ thống thu gom nước thải

Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy các cơ sở chăn nuôi heo đều xây dựng hệ thống thu gom nước thải từ chuồng nuôi, không để nước thải chảy tràn lan ra ngoài, mương dẫn được xây dựng bằng gạch và tráng xi măng, có độ dốc phù hợp với từng khu vực để đưa nước thải về bể thu gom hoặc biogas.

Hình 3.4. Nước thải chăn nuôi được thu gom trước khi vào hầm biogas

Các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ có hệ thống mương dẫn nước thải chiếm khoảng 30%. Trang trại có quy mô lớn (>500 con) có hệ thống mương dẫn chiếm trên 60%. Điều này cho thấy tại các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn có đầu tư về kỹ thuật chăn nuôi, con giống, chuồng trại, vấn đề môi trường đang ngày càng được quan tâm và cải thiện.

Hình 3.5. Nước thải chăn nuôi chảy ra mương dẫn 3.2.1.4. Phương thức vệ sinh chuồng nuôi

Phương thức vệ sinh chuồng trại hàng ngày của các cơ sở gồm 2 hình thức: + Thu gom phân rồi mới tiến hành rửa chuồng

+ Rửa chuồng luôn phân về hố thu gom hoặc biogas

Hiện nay các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn phần lớn áp dụng Biogas để xử lý chất thải nên việc thu gom chung phân và nước thải sẽ làm tăng việc thu khí biogas để sản xuất khí sinh học.

Hình 3.7. Nước thải chăn nuôi về hố thu gom

Trong đó: tỷ lệ rửa chuồng luôn phân chiếm tỷ lệ cao hơn 80% , tỷ lệ hốt phân trước khi rửa chuồng thấp khoảng 10%. Xét về cách thức quản lý chất thải chăn nuôi, việc rửa chuồng luôn phân là một cách thức không tốt vì sẽ gia tăng mùi hôi và nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Ở quy mô trang trại thì việc tách riêng phân và nước thải lại càng cần thiết gia tăng hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải và tận dụng phân để sản xuất phân bón.

3.2.1.5. Công trình xử lý nước thải

Hình 3.8. Hình thức xử lý nước thải hộ chăn nuôi

Theo kết quả điều tra cho thấy, 57% hộ chăn nuôi xử lý nước thải phát sinh chỉ bằng Biogas và qua ao sau đó tự thấm, 43% không xử lý chỉ qua ao và tự thấm

43% 57%

Hình 3.9. Nước thải chăn nuôi được thải ra trực tiếp ra ao

Các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ dưới 100 con heo đã xây dựng hầm biogas xây bằng gạch chiếm tỉ lệ 57% và tỷ lệ không xử lý bằng biogas chiếm tỷ lệ cao 43% . Các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô vừa (100 – 500 con) thì 79,65% có hầm biogas dạng túi ủ. Các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (trên 500 con) thì tỉ lệ sử dụng biogas phủ bạt HDPE cao chiếm 96% và tỷ lệ có công trình xử lý sau biogas là 3,2%. Trên thực tế, công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, sau quá trình này các thành phần gây ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức rất cao do đó rất cần có các biện pháp xử lý sau biogas. Chi phí đầu tư và vận hành để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm rất tốn kém; các biện pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để xây dựng các ao hồ sinh học, vườn cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới…

Việc áp dụng hầm biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi mang lại kinh tế cho hộ chăn nuôi thông qua việc tận dụng lượng khí sinh ra cho mục đích nấu ăn hoặc phát điện và mang lại hiệu quả tốt trong việc xử lý chất thải chăn nuôi heo, tuy nhiên tỷ lệ tận dụng khí biogas rất thấp khoảng 18 hộ sử dụng khí sinh học cho nấu ăn (chiếm 22%).

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình nông nghiệp tích hợp biogas phù hợp cho hộ chăn nuôi trên địa bàn xã hiếu liêm (Trang 50 - 54)