3.2.3.1. Hiện trạng phát sinh
Chất thải chăn nuôi là xúc tác tăng quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm H2S, NH3 tạo mùi hôi tác động to lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Chất thải này chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật, ký sinh trùng. Ngoài ra, cũng chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Nito và Photpho có thể hỗ trợ cây trồng và tăng độ màu mỡ cho đất. Vì vậy, thường được tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Thành phần hóa học trong phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Quá trình thu gom, lưu trữ sử dụng, các điều kiện môi trường như độ ẩm không khí, nhiệt độ, ánh sáng,...
- Chế độ dinh dưỡng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe vật nuôi.
Bảng 3.12. Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi
STT Loại vật nuôi
Lượng vật nuôi (con)
Lượng phân thải hàng ngày (kg/con) Tổng CTR trong ngày (tấn) 1 Heo 32.959 1,2 - 4,0 85.693 2 Gà 3.165 0,02 - 0,05 110.775 3 Vịt 720 0,02 - 0,05 25,2 Tổng 4.192,1
Vậy trung bình mỗi ngày tổng chất thải rắn tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 85.829 kg chủ yếu là phân heo.
Chất thải chăn nuôi thường được thu gom thủ công tận dụng để bán hoặc bón vào vườn trồng cây giúp giữ độ ẩm cho đất, tránh xói mòn đất. Tuy nhiên do nồng độ các chất hữu cơ trong phân quá cao có thể gây ra ô nhiễm cho môi trường đất, nước ngầm,... Qua công tác khảo sát thực tế tại 98 cơ sở chăn nuôi heo đang hoạt động thì đa số các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ không tiến hành hốt phân trước khi rửa chuồng, một số có tiến hành để tận dụng để ủ phân bón. Các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn tỷ lệ hốt phân trước khi rửa chuồng chiếm tỷ lệ cao từ 90- 98%.
Hình 3.10. Phân chuồng được thu gom để bán hoặc bón cho vườn 3.2.3.3. Xử lý chất thải chăn nuôi
Các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi thống kê bao gồm: hầm biogas, ủ phân compost, bán hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Tỷ lệ của từng loại trên tổng số các hộ chăn nuôi: 43% 7% 28% 22% Biogas Ủ phân Thu gom để bán
Hình 3.11. Xử lý chất thải của hộ chăn nuôi
Tình hình sử dụng các loại hầm biogas như sau:
Hình 3.12. Công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi Nhận xét:
Các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ dưới 100 con heo đã xây dựng hầm biogas xây bằng gạch chiếm tỉ lệ 29% ( đa số các hộ từ 30 con trở lên) và các hộ có quy mô chăn nuôi (1-9 con và 10-19 con) thường không sử dụng hầm vì lượng chất thải rắn không nhiều thường thu gom để bán. Các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô vừa (100 – 500 con) có hầm biogas dạng túi ủ chiếm tỉ lệ 16%. Các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (trên 500 con) thì tỉ lệ sử dụng biogas cao thường sử dụng phủ bạt HDPE chiếm 18%.
Cơ sở quy mô trang trại hốt phân trước khi rửa chuồng để có thể ép tách phân. Công nghệ ép tách phân là công nghệ hiện đại, rất hiệu quả. Trên địa bàn xã, các trang trại đa số sử dụng công nghệ này, tốn chi phí, nhưng hiệu quả xử lý cao.
Nước thải không đưa thẳn vào biogas mà được đưa vào bể lắng và được bơm lên máy ép tách phân, khi tới màng lọc, phần nước sẽ chảy qua và đi vào biogas. Còn chất thải rắn sẽ trượt xuống và được ép nát bằng mô tơ giảm tốc, có thể điều chỉnh để ép phân theo những độ ẩm khác nhau và có thể đạt độ ẩm dưới 25% để làm phân bón vi sinh.
Việc sử dụng công nghệ ép tách phân mang lại nhiều lợi ích kinh tế lẫn môi trường trước hết do phân được tách ra khỏi nước nên giảm hẳn lượng chất lắng trong biogas, từ đó giảm chi phí nạo vét hầm biogas và tăng tuổi thọ cho hầm. Cũng nhờ đó, giảm thể
29% 16% 18% 37% Hầm xây gạch KT1, KT2 Hầm túi ủ Hầm phủ bạt HDPE Không sử dụng hầm
tích hầm, tiết kiệm chi phí xây dựng hầm và giảm được lượng ô nhiễm nước thải sau biogas.