Xử trí của NBT với một số tình huống cụ thể
Nhằm đánh giá lựa chọn thuốc và xử trí bệnh của người bán thuốc nghiên cứu đã sử dụng tình huống cụ thể một bệnh nhân đau họng 2 ngày, sốt nhẹ, đau đầu nhẹ, thỉnh thoảng ho, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.19: Xử trí của NBT với tình huống đau họng do vi rút
Nội dung Tần số Tỷ lệ Thuốc hạ sốt (paracetamol) 82 56,9 Thuốc Corticoid 14 9,7 Kháng sinh 78 54,2 Kháng histamin 54 37,5 Khác (ghi rõ) 14 9,7
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người bán thuốc lựa chọn sử dụng thuốc hạ sốt (56,9%) theo đúng các hướng dẫn điều trị đau họng có căn nguyên virus. Bên cạnh đó, 54,2% người bán lẻ lạm dụng kháng sinh khi xử trí đau họng do virus. Ngoài ra, một số người bán lẻ còn lựa chọn tư vấn thuốc corticoid (9,7%) và kháng histamin (37,5%).
Ho là một triệu chứng/ bệnh có xu hướng sử dụng kháng sinh để xử trí phổ biến trong cộng đồng. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã đưa ra tình huống một bệnh nhân ho có đờm
39
trong 7 ngày để đánh giá cách xử trí của người bán thuốc, kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.20: Xử trí của NBT với tình huống ho có đờm
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Thuốc giảm ho 8 5,6
Thuốc kháng sinh 10 6,9
Thuốc long đờm 25 17,4
Kết hợp thuốc long đờm và kháng sinh 50 34,7
Kết hợp thuốc giảm ho và thuốc long đờm 64 44,4
Khác 10 6,9
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dường như NBT có xu hướng kết hợp nhiều thuốc khi xử trí tình trạng ho có đờm, kết hợp thuốc giảm ho và long đờm (44,4%); kết hợp thuốc long đờm và kháng sinh (34,7%). Bên cạnh đó, 6,9% người bán lẻ quyết định bán kháng sinh cho bệnh nhân.
Để phân tích sâu hơn lựa chọn kháng sinh của NBT, nghiên cứu đã đưa ra một số tình trạng bệnh lý cụ thể không cần sử dụng kháng sinh. Kết quả cụ thể được trình bày ở Bảng 3.21. Bảng 3.21: Một số tình trạng NBT KHÔNG cần xử trí bằng kháng sinh Nội dung Tần số Tỷ lệ Viêm mũi dị ứng đợt cấp 85 59,0 Cảm lạnh (kèm sốt nhẹ) 111 77,1 Đau họng kèm sốt nhẹ 38 26,4 Ho có đờm kèm sốt nhẹ 29 20,1
Không biết/ không chắc chắn 1 0,7
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ một số người bán lẻ có nhận thức rằng không cần dùng kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân đau họng kèm sốt nhẹ (26,4%) và ho có đờm kèm sốt nhẹ (20,1%). Trong khi, phần lớn người tham gia khảo sát biết được không cần sử dụng kháng sinh trong các tình huống viêm mũi dị ứng (59,0%) và cảm lạnh (kèm sốt nhẹ) (77,1%).
40
Đáng lưu ý, kết quả phỏng vấn sâu đã chỉ ra rằng có sự không tương thích giữa kiến thức và thực hành cung cấp kháng sinh của NBT. Trong đó, một số NBT có xu hướng lạm dụng kháng sinh ở các tình trạng ho, đau họng, viêm mũi dị ứng
“Ho ấy là đã bị viêm rồi, nên phải dùng kháng sinh” (NBT8)
“Một số trường hợp do vi rút [ho và họng hơi đau] mình cũng có thể dùng kháng sinh để tránh bội nhiễm” (NBT9)
Nghiên cứu định tính và định lượng đều đã chỉ ra rằng mặc dù có kiến thức khá tốt, nhưng NBT lại chưa có thực hành xử trí phù hợp với một số triệu chứng, bệnh hô hấp thường gặp, nổi bật là tình trạng lạm dụng kháng sinh.
Lựa chọn thuốc xử trí một số triệu chứng, bệnh hô hấp
Mặc dù về mặt quy định NBT không được bán kháng sinh khi không có đơn, tuy nhiên trong thực tế hành nghề thực trạng này diễn ra vô cùng phổ biến và là một vấn đề nổi cộm. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý có thể dẫn đến gia tăng tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát để đánh giá kiến thức của NBT về xử trí kháng sinh. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.22. Bảng 3.22: Một số tình trạng bệnh NBT lựa chọn kháng sinh để xử trí Nội dung Tần số Tỷ lệ Nhiễm vi khuẩn 140 97,2 Nhiễm vi – rút 15 10,4 Giảm đau 2 1,4 Chống viêm 26 18,1 Khác (ghi rõ) 1 0,7
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết (97,2%) NBT nhận biết được tác dụng điều trị của kháng sinh trong các bệnh nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, vẫn có một số người bán lẻ nhầm lẫn rằng kháng sinh có tác dụng trong trường hợp chống viêm (18,1%), nhiễm vi rút (10,4%) và giảm đau (1,4%).
Kết quả này cũng được nhận thấy khi tiến hành phỏng vấn sâu, chỉ 1 NBT đưa ra xử trí sai “kháng sinh sử dụng trong trường hợp diệt vi rút” (NBT7).
Một số thuốc có tác dụng phụ gây ra các triệu chứng trên hệ hô hấp, do đó NBT cần phải có nhận biết về tình trạng này để có thể đưa ra xử trí phù hợp nhất. Vì thế
41
nghiên cứu đã đưa ra tình huống đối với trường hợp tác dụng phụ của thuốc huyết áp và kết quả cụ thể được trình bày ở Bảng 3.23.
Bảng 3.23: Xử trí của NBT về các thuốc có tác dụng phụ gây ho
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Amlodipin 60 41,7
Losatan 21 14,6
Captopril 56 38,9
Verapamil 13 9,0
Không biết/ không chắc chắn 22 15,3
Kết quả nghiên cứu cho thấy 41,7% người bán lẻ đưa ra xử trí đúng về tác dụng phụ gây ho của amlodipin (38,9%). Đáng lưu ý, chỉ 14,6% người nhận biết được losatan có ADR gây ho. Ngoài ra, 15,3% NBT không biết/ không chắc chắn về tác dụng phụ của các thuốc.
Thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến để xử trí các bệnh hô hấp thường gặp tại cộng đồng (ví dụ: viêm mũi dị ứng, cảm lạnh). Do đó nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kiến thức của NBT về thuốc kháng histamin sử dụng trên đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai) và kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.24: Kiến thức của NBT về các thuốc (thuốc kháng histamin) sử dụng phù hợp nhất với đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai)
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Chlorpheniramin 35 24,3
Loratadine 36 25,0
Cetirizine 8 5,6
Fexofenadine 34 23,6
Không biết/ không chắc chắn 30 20,8
Tổng 144 100
Chỉ 24,3% người bán lẻ có nhận định đúng rằng Chlorpheniramin là lựa chọn phù hợp nhất cho phụ nữ có thai. Trong khi, phần lớn (54,2%) NBT có nhầm lẫn về thuốc kháng histamin phù hợp nhất với phụ nữ có thai và gần 1/4 (20,8%) người trả lời không biết/ không chắc chắn.
42
Các kết quả khảo sát trên đã cho thấy NBT chưa có lựa chọn thuốc phù hợp cho một số bệnh lý hô hấp và đối tượng đặc biệt.