Thực trạng kiến thức của người bán thuốc về một số triệu chứng, bệnh hô

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng kiến thức của người bán thuốc đối với một số bệnh đường hô hấp thường gặp tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh thành phố (Trang 40 - 41)

hấp thường gặp

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 144 NBT tại 144 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa. Đặc điểm NBT đã tham gia nghiên cứu được trình bày tại Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần suất (n) (n=144) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 20 – 35 tuổi 101 70,6 35 – 50 tuổi 34 23,8 > 50 tuổi 8 5,6

Không có thông tin 1 0,7

Giới tính Nam 34 23,6 Nữ 110 76,4 Trình độ chuyên môn Trung cấp dược 18 12,5 Cao đẳng dược 50 34,7 Đại học dược 68 47,2 Khác (thạc sĩ, DSCKI) 8 5,6

Kinh nghiệm làm việc tại nhà thuốc

Dưới 3 năm 37 25,7

3 – 5 năm 43 29,9

Trên 5 năm 54 37,5

Không có thông tin 10 6,9

Đã từng được đào tạo về các bệnh thông thường tại nhà thuốc

Có 73 50,7

Không 71 49,3

Nguồn thông tin tra cứu

Sách/ tài liệu giảng dạy 123 85,4

Công ty dược 32 22,2

Internet/ mạng xã hội 96 66,7

Đồng nghiệp 69 47,9

Các trang web của tổ chức, cơ quan quản lý 83 57,6

31

Hầu hết người tham gia khảo sát là nữ (76,4%), tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi (70,6%) với (37,5%) trên 5 năm kinh nghiệm. Có 47,2% người bán thuốc tham gia nghiên cứu có trình độ chuyên môn là dược sĩ đại học, 34,7% cao đẳng dược, 12,5% trung cấp dược.

Bên cạnh đó, có 50,7% NBT trả lời đã từng được đào tạo về các bệnh thông thường. Xem xét nguồn thông tin NBT tra cứu về các bệnh thông thường cho thấy, sách/tài liệu giảng dạy là nguồn thông tin tham khảo chủ yếu của NBT (85,4%), tiếp theo là nguồn từ internet/mạng xã hội (66,7%). Ngoài ra, các nguồn từ trang web của tổ chức cơ quan quản lý (57,6%) và đồng nghiệp (47,9%).

Trong khi đó, kết quả phỏng vấn sâu lại cho thấy phần lớn kiến thức của NBT về các bệnh thông thường được học từ người đi trước. Bên cạnh đó, NBT chỉ dựa một phần vào kiến thức được học từ trường lớp để tư vấn cho bệnh nhân

“Chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thôi. Hồi trước chị cũng máy móc lắm thuốc này bệnh nào nhưng mà sau cô [chủ nhà thuốc] dạy mình là đây cứ triệu chứng này thì con dùng thuốc này” (NBT6)

Ngoài ra, NBT chia sẻ rằng internet là nguồn tra cứu thông tin chủ yếu khi tư vấn, xử trí các bệnh thông thường

“Thực tế là chị toàn tra cứu trên google” (NBT10)

Tuy nhiên, chỉ 1 người bán lẻ đề cập sử dụng các tài liệu chuyên ngành hoặc tham dự hội thảo của các công ty dược để cập nhật kiến thức

“Mình vẫn mang sách dược lý, sách bệnh học đi để đọc lại vì lâu không đọc đến thì có thể quên mất… Cô chủ cũng hay cho bọn mình đi tham dự các buổi hội thảo của các hãng dược tổ chức.” (NBT7)

Xem xét tần suất các triệu chứng, bệnh hô hấp NBT thường gặp tại cơ sở bán lẻ thuốc cho thấy tỷ lệ NBT tư vấn, xử trí trung bình 1-3 ca bệnh/ngày với đau họng là (79%), ho (69%), cảm lạnh (79%), viêm mũi (83%).

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng kiến thức của người bán thuốc đối với một số bệnh đường hô hấp thường gặp tại một số cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh thành phố (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)