chứng, bệnh hô hấp
Kiến thức của NBT về đặc điểm một số triệu chứng, bệnh hô hấp
a. Kiến thức của NBT về triệu chứng một số bệnh hô hấp
Các bệnh lý hô hấp thường có mối liên quan với nhau vì thế NBT cần có kiến thức đúng về đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của từng bệnh lý. Ho là một triệu chứng xuất hiện phổ biến ở các bệnh lý hệ hô hấp (cảm lạnh, cúm, hen phế quản, viêm xoang). Kết quả khảo sát kiến thức của NBT về các bệnh hô hấp có xuất hiện triệu chứng ho được trình bày ở Bảng 3.10.
Bảng 3.10: Kiến thức của NBT về các bệnh hô hấp có xuất hiện triệu chứng ho
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Cảm lạnh 101 70,1
Cúm 102 70,8
Hen phế quản 94 65,3
Viêm xoang 39 27,1
Không biết/ không chắc chắn 1 0,7
Đáng chú ý, hầu hết người bán thuốc nhận ra triệu chứng ho xuất hiện trong các bệnh cảm lạnh(70,1%), cúm (70,8%), hen phế quản (65,3%).Trong khi, chỉ 27% người tham gia khảo sát biết triệu chứng ho có thể xuất hiện trong bệnh viêm xoang.
Bệnh cảm lạnh có rất nhiều triệu chứng điển hình trên hệ hô hấp là ho, đau họng, hắt hơi/ chảy nước mũi/ ngạt mũi và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Kết quả khảo sát kiến thức của NBT về các triệu chứng của bệnh cảm lạnh được trình bày trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kiến thức của NBT về các triệu chứng của bệnh cảm lạnh
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Đau họng 65 45,1
Hắt hơi/ chảy nước mũi/ ngạt mũi 139 96,5
Ho 68 47,2
Sốt 72 50,0
33
Hầu hết (96,5%) NBT biết rằng bệnh nhân mắc cảm lạnh có thể có triệu chứng hắt hơi/chảy nước mũi/ ngạt mũi. Tuy nhiên, chỉ 45,1% người bán lẻ có kiến thức đúng về triệu chứng đau họng có thể gặp trong bệnh cảm lạnh. Bên cạnh đó, một số NBT tham gia khảo sát nhầm lẫn đau mỏi cơ nặng (50,0%) là triệu chứng của cảm lạnh.
Sự hạn chế trong kiến thức về các triệu chứng của bệnh cảm lạnh cũng được nhìn thấy khi tiến hành phỏng vấn sâu, tất cả người trả lời phỏng vấn đều không đề cập được đầy đủ các triệu chứng điển hình (nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho) của bệnh cảm lạnh
“Cảm cúm thì có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nhiều” (NBT8)
Đáng lưu ý, một số người tham gia phỏng vấn sâu dường như nhầm lẫn về đặc điểm lâm sàng của bệnh cảm lạnh do đó họ thường đề cập đến các triệu chứng lạnh, rét run
“Cảm lạnh thì sốt,lạnh, rùng mình, người toát mồ hôi” (NBT6)
Nhằm mô tả chi tiết về kiến thức của NBT về đặc điểm của các triệu chứng, bệnh lý hô hấp, nghiên cứu đã đưa ra tình huống lâm sàng liên quan đến bệnh cảm lạnh cho NBT xử trí và kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.12: Kiến thức nhận biết các triệu chứng của bệnh cảm lạnh NBT trong tình huống lâm sàng Nội dung Tần số Tỷ lệ Cảm lạnh 60 41,7 Cúm 72 50,0 Viêm mũi dị ứng 24 16,7 Viêm phế quản cấp tính 24 16,7 Khác (ghi rõ) 2 1,4 Tổng 144 100
Có 41,7% NBT nhận biết đúng tình trạng bệnh nhân với các triệu chứng: ho khan 2 ngày, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ là cảm lạnh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn cho thấy một số người bán lẻ nhầm lẫn ca lâm sàng này là bệnh cúm (50%), viêm phế quản cấp tính (16,7%).
Kết quả nghiên cứu định tính cũng đã khẳng định sự nhầm lẫn của NBT về các triệu chứng của một số bệnh lý hô hấp. Khi tiến hành phỏng vấn sâu với tình huống này, có 2 NBT đã cho rằng đây là tình trạng nhiễm khuẩn
34
“Trường hợp này là bị nhiễm khuẩn nhẹ thôi. Nó [ tình trạng bệnh] giữa vi – rút và nhiễm khuẩn.” (NBT6)
“Nó [tình trạng bệnh] vẫn chỉ là nhiễm khuẩn hô hấp trên thôi” (NBT9)
Như vậy, sự thiếu kiến thức của NBT về các triệu chứng của một số bệnh hô hấp đã được ghi nhận trong khảo sát định lượng và định tính.
b. Kiến thức của NBT về nguyên nhân một số triệu chứng, bệnh hô hấp
Nguyên nhân các triệu chứng, bệnh hô hấp là kiến thức quan trọng hỗ trợ NBT trong việc lựa chọn thuốc, tư vấn cho khách hàng/người bệnh. Kiến thức của NBT về một số triệu chứng, bệnh hô hấp có nguyên nhân phổ biến nhất là do vi rút đã được khảo sát và trình bày trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13: Kiến thức của NBT về các triệu chứng/bệnh hô hấp có nguyên nhân phổ biến nhất là do vi rút
Các bệnh có căn nguyên phổ biến nhất do vi rút Tần số Tỷ lệ
Đau họng 54 37,5
Cúm 129 89,6
Viêm mũi 18 12,5
Không biết/ không chắc chắn 2 1,4
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn (89,6%) NBT tham gia nghiên cứu hiểu biết đúng về bệnh cúm có nguyên nhân phổ biến nhất là do vi rút. Tuy nhiên, chỉ 37,5% NBT có kiến thức đúng rằng vi rút là căn nguyên phổ biến nhất của đau họng.
Kết quả nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu cũng đã khẳng định NBT chưa có đầy đủ kiến thức về căn nguyên đau họng. Tất cả người được phỏng vấn đều cho rằng đau họng có nhiều nguyên nhân và hầu hết họ đều đề cập đến căn nguyên là do vi khuẩn.
“Đau họng có nguyên nhân là do vi khuẩn” (NBT7, NBT8)
Đáng lưu ý, chỉ 1 NBT đề cập đến nguyên nhân đau họng có thể do vi rút và vi khuẩn. Tuy nhiên, NBT còn nhầm lẫn khi phân biệt đặc điểm của đau họng do vi rút và vi khuẩn.
“Vi khuẩn thì là đau họng, có đờm này.Vi rút thì nó chỉ hơi đau thôi” (NBT9)
Để mô tả chi tiết hơn kiến thức của NBT, nghiên cứu này đã đưa ra các câu hỏi khảo sát về nguyên nhân phổ biến nhất của một số bệnh cụ thể. Bệnh cảm lạnh là một tình trạng bệnh lý hô hấp thường được đề cập đến tại các nhà thuốc cộng đồng. Kết quả
35
khảo sát kiến thức của người bán thuốc về căn nguyên phổ biến nhất của bệnh cảm lạnh được trình bày trong Bảng 3.14.
Bảng 3.14: Kiến thức của NBT về nguyên nhân phổ biến nhất của cảm lạnh
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhiễm vi rút 49 34,0
Nhiễm vi khuẩn 14 9,7
Do thời tiết thay đổi 93 64,6
Không biết/không chắc chắn 1 0,7
Tổng 144 100,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ 34,0% NBT có kiến thức đúng về căn nguyên phổ biến nhất của cảm lạnh là do nhiễm vi rút. Trong khi, hầu hết (64,6%) NBT cho rằng nguyên nhân phổ biến nhất của cảm lạnh là do thời tiết. Bên cạnh đó, ngoài ra còn có 9,7% người bán lẻ tham gia nghiên cứu trả lời vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cảm lạnh.
Kết quả phỏng vấn sâu một số NBT về nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cảm lạnh cũng cho kết quả tương tự khi họ cho rằng cảm lạnh là do thời tiết thay đổi và sức đề kháng kém và sau đó sẽ nhiễm khuẩn
“ Cảm lạnh là do sức đề kháng mình kém rồi nói chung mình bị kích ứng với môi trường sau đó mới nhiễm khuẩn lên.” (NBT7)
Nghiên cứu định lượng và định tính đều đã chỉ ra rằng NBT chưa có kiến thức đầy đủ về căn nguyên về bệnh cảm lạnh và triệu chứng/ bệnh ho. Kết quả khảo sát kiến thức của NBT về căn nguyên phổ biến nhất của triệu chứng/bệnh ho được trình bày trong Bảng 3.15.
Bảng 3.15: Kiến thức NBT về nguyên nhân phổ biến nhất triệu chứng/bệnh ho
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Nhiễm vi rút 52 36,1
Nhiễm vi khuẩn 83 57,6
Do sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây ho (ví dụ thuốc ức chế men chuyển ACE)
22 15,3
Trào ngược dạ dày/thực quản 51 35,4
Không biết/ không chắc chắn 6 4,2
36
Chỉ có 36,1% NBT trả lời đúng về nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng/ bệnh ho là do vi rút. Đáng lưu ý, 57,6% NBT nhầm lẫn cho rằng vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ho.
Kết quả các cuộc phỏng vấn sâu cũng cho thấy kết quả tương tự định lượng. Mặc dù hầu hết NBT khẳng định có nhiều căn nguyên gây ho, tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của ho là do vi rút thì không có bất kì NBT nào đề cập
“Ho do nhiều nguyên nhân chứ không phải mỗi viêm họng, ho còn do tác dụng phụ của thuốc, viêm phế quản” (NBT7)
Kết quả các câu hỏi khảo sát trên đã chỉ ra rằng NBT có kiến thức chưa tốt về căn nguyên phổ biến của một số triệu chứng, bệnh hô hấp.
Kiến thức của NBT liên quan phân biệt một số triệu chứng, bệnh hô hấp
a, Kiến thức liên quan đến phân biệt một số bệnh lý hô hấp
Các bệnh lý thông thường trên hệ hô hấp có thể có các triệu chứng tương đồng, ví dụ triệu chứng ho có thể xuất hiện ở cảm lạnh, cúm, viêm họng,... Vì vậy NBT cần phải có kiến thức liên quan phân biệt các bệnh lý hô hấp. Cụ thể khả năng phân biệt cảm lạnh (cold) và cúm (flu) của người bán lẻ tham gia nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.16.
Bảng 3.16: Kiến thức của NBT liên quan đến phân biệt bệnh cảm lạnh (cold) và cúm (flu) của NBT
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Cảm lạnh dễ lây truyền cho người khác 35 24,3
Cảm lạnh thường tự khỏi trong vòng 1 tuần 77 53,5
Các triệu chứng của cảm lạnh có xu hướng khởi phát đột ngột hơn triệu chứng của cúm
97 67,4
Sốt cao thường gặp ở bệnh cảm lạnh, sốt nhẹ thường gặp ở bệnh cúm
26 18,1
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn (67,4%) NBT nhầm lẫn về đặc điểm khởi phát của bệnh cảm lạnh là triệu chứng cảm lạnh có xu hướng khởi phát đột ngột hơn cúm. Bên cạnh đó, 18,1% người bán lẻ tham gia nghiên cứu có kiến thức chưa đúng rằng sốt cao thường gặp ở bệnh cảm lạnh, sốt nhẹ thường gặp ở bệnh cúm. Tuy nhiên, một số NBT có nhận thức đúng rằng cảm lạnh thường tự khỏi trong 1 tuần (53,5%) và dễ lây truyền (24,3%).
37
Kết quả phỏng vấn sâu cũng đã cho thấy kiến thức liên quan đến phân biệt cảm lạnh và cúm của NBT còn hạn chế. Phần lớn người bán lẻ đã nhận định rằng cảm lạnh và cúm là hai bệnh giống nhau
“Cảm và cúm có triệu chứng cũng giống nhau” (NBT8)
Bên cạnh đó, mặc dù một số NBT khẳng định cảm lạnh và cúm có các triệu chứng khác nhau, nhưng khi được yêu cầu phân biệt họ lại thể hiện sự nhầm lẫn
“Cảm thì nó lúc nóng lúc lạnh. Cúm thì nó hắt hơi, sổ mũi nhiều hơn” (NBT9) b, Kiến thức của NBT trong phân biệt mức độ nghiêm trọng và mức độ nhẹ của một số bệnh hô hấp
Phần lớn người bệnh có xu hướng tìm đến nhà thuốc thay vì các cơ sở khám chữa bệnh khi gặp vấn đề về sức khỏe, vì vậy NBT cần nhận biết được khi nào tình trạng của bệnh nhân nặng lên và tư vấn họ đến khám bác sĩ. Vấn đề này đã được tiến hành khảo sát với cảm lạnh và ho, kết quả như sau:
Bảng 3.17: Kiến thức của NBT về dấu hiệu cảnh báo bệnh cảm lạnh
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Đau nhói ở ngực 100 69,4
Khó thở 100 69,4
Các triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần 106 73,6
Không biết/ không chắc chắn 2 1,4
Hầu hết NBT có kiến thức đúng về dấu hiệu cảnh báo của cảm lạnh là các triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần (73,6%), đau nhói ở ngực (69,4%) và khó thở (69,4%) khuyên bệnh nhân nên đi khám bác sĩ.
Bảng 3.18: Kiến thức của NBT về dấu hiệu cảnh báo triệu chứng/ bệnh ho
Nội dung Tần số Tỷ lệ
Ho đã kéo dài hơn 3 tuần 115 79,9
Thở khò khè hoặc thở nhanh 105 72,9
Đau ngực 90 62,5
Bệnh nhân bị giảm cân không rõ lý do trong 6 tuần qua 105 72,9
Không biết/không chắc chắn 5 3,5
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn NBT nhận định được các dấu hiệu cảnh báo của triệu chứng/ bệnh ho là ho đã kéo dài hơn 3 tuần (79,9%), thở khò khè hoặc thở nhanh (72,9%), bị giảm cân không rõ lý do trong 6 tuần qua (72,9%) và đau ngực
38
(62,5%). Đáng lưu ý, vẫn có 3,5% người tham gia khảo sát không biết/ không chắc chắn về các dấu hiệu này.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy kết quả tương tự, trong đó hầu hết người trả lời phỏng vấn có khả năng nhận biết khá tốt dấu hiệu cảnh báo của các triệu chứng, bệnh hô hấp
“Khi nào mà họ [bệnh nhân] ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho cả tháng trời, bị trào ngược dạ dày thì sẽ khuyên người ta đi khám” (NBT6)
Tuy nhiên, trong thực tế một số NBT vẫn giữ khách và bán thuốc vì doanh số
“Ít khi cho bệnh nhân đi khám lắm. Cứ cho bệnh nhân đi khám thế thì làm sao đủ doanh số mấy chục triệu” (NBT6)
Về khả năng phân biệt một số bệnh lý hô hấp, NBT chưa có kiến thức đầy đủ. Trong khi đó, phần lớn người bán lẻ tham gia khảo sát đã có kiến thức về nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của một số triệu chứng, bệnh hô hấp.