Những biện pháp từ nhà nước

Một phần của tài liệu Vận tải đa phương thức trong giao nhận hàng hóa (Trang 56 - 59)

4. Kết quả nghiên cứu

3.2.1 Những biện pháp từ nhà nước

3.2.1.1 Ưu tiên về vốn

Để phát triển Vận tải đa phương thức cần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển, các đội tàu và cả các công nghệ máy móc, phương tiện tiên tiến của thế giới. Điều này đòi hỏi phải có chi phí đầu tư rất lớn. Trong điều kiện hiện nay,

52

Nhà nước cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm huy động nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như:

 Nguồn vốn trong nước: tăng cường đầu tư từ ngân sách, tối thiểu phải đạt 3 – 3,3% GDP; tiếp tục cho thu phí sử dụng trực tiếp, nghiên cứu các biện pháp thu phí sử dụng gián tiếp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; dành 100% nguồn thu phí giao thông qua xăng dầu cho phát triển và bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ; huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân bằng các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu; huy động tiền tiết kiệm và tích lũy nội bộ trong nước; cho phép thành lập “Quỹ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông”; khuyến khích hình thức đầu tư BOT trong nước

 Nguồn vốn nước ngoài (ODA và BOT): có cơ chế, chính sách giải quyết các vấn đề trong nước như bố trí vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư… để thực hiện các dự án đầu tư vốn ODA, BOT; xác định rõ các danh mục, các công trình cho phép đầu tư trực tiếp của nước ngoài; có chính sách nhất quán, hấp dẫn, lâu dài để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư; mở rộng các dạng đầu tư khác như BT, BOO, BOS.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp vận tải có nguồn vốn trong quá trình đầu tư công nghệ cao: ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn đầu tư thiết bị; mở rộng hình thức cho vay tín chấp; thuê mua tài chính; ngân hàng chấp nhận cho doanh nhân dùng quyền sử dụng đất để tín chấp vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất; sáp nhập những doanh nghiệp nhỏ; mở rộng hình thức liên doanh với các công ty nước ngoài; nhằm mục đích tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến và cải tạo tình hình vốn cho sản xuất kinh doanh.

3.2.1.2 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, xếp dỡ phục vụ cho Vận tải đa phương thức

Một trong những rào cản lớn nhất trong việc phát triển vận chuyển Container nói chung và Vận tải đa phương thức nói riêng là sự thiếu và không đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng phục vụ cho Vận tải đa phương thức

53

bao gồm hệ thống đường bộ, đường sông, đường hàng không và đường biển. Để khắc phục tình trạng này, Bộ giao thông vận tải đã xây dựng định hướng phát triển ngành tới năm 2020. Đây có thể được coi là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của Vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

3.2.1.3 Hoàn thiện chính sách và luật pháp nhằm phát triển có hiệu quả Vận tải đa phương thức

 Xây dựng khung chính sách phát triển vận tải đa phương thức

Trong giai đoạn trước mắt Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích phát triển Vận tải đa phương thức như sau:

Đầu tư vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và phương tiện vận tải tạo cơ sở vật chất cho Vận tải đa phương thức, có chính sách khuyến khích về thuế đối với dịch vụ vận tải đa phương thức và người kinh doanh vận tải đa phương thức. Cho phép các nhà kinh doanh Vận tải đa phương thức của Việt Nam liên doanh với các nhà kinh doanh Vận tải đa phương thức có tiềm năng của nước ngoài để tìm thị trường cho dịch vụ Vận tải đa phương thưuc của ta. Các Liên doanh này được thực hiện ở Việt Nam và ở nước ngoài

 Cần có chính sách bảo hộ ngành vận tải trong nước

Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, nhiều nước đã có những quy định rất cụ thế nhằm khuyến khích việc chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đội tàu của quốc gia đó. Sự khuyến khích đó được thể hiện qua chính sách kinh tế, tài chính như: ưu đãi về thuế, tài trợ đầu tư tàu, quản lý chặt sự tham gia thị trường vận tải của các hãng tàu nước ngoài.

Để hướng tới mục tiêu tăng thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu cho đội tàu biển quốc gia, nhà nước cần có những chính sách và biện pháp thiết thực để điều tiết thị trường vận tải, bảo hộ đội tàu nước ngoài mở thêm tuyến, đưa thêm tàu về khai thác thị trường Việt Nam khi các đội tàu Việt Nam có đủ năng lực đảm nhận. Đặc biệt là vận tải Container và Vận tải nội địa. Ngoài ra để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, có sự quản lý của nước ta đối với những trường hợp các hãng tàu nước ngoài vi phạm các quy định về mở tuyến vận tải, đăng ký mức cước hoặc

54

có những hành động cạnh tranh không lành mạnh khác để tranh giảm thuế, áp dụng một số biện pháp khuyến khích các chủ hàng Việt Nam sử dụng đội tàu nước mình là điều cần thiết giúp cho đội tàu quốc gia giành lại thị phần ngay trên sân nhà.

 Đổi mới toàn diện cơ chế chính sách, tạo động lực cho sự phát triên ngành vận tải hàng hóa đường bộ

Đối với ngành vận tải hàng hóa đường bộ trong giai đoạn hiện nay có những đặc trưng rất cơ bản đó là hạt nhân chính của ngành là khối kinh tế tư nhân. Điều này mang lại những hiệu quả rất thiết thực và nó cũng chứng minh cho chiến lược nâng cao, mở rộng của khối kinh tế này.

Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm vì mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển trong năm 2020. Chúng ta nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm cho sự đầu tư, giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống Luật giao thông đường bộ mà theo đó có thể là “bà đỡ” cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Tuyệt đối tôn trọng quyền tự do kinh doanh theo các nguyên tắc thị trường, tôn trọng các điều ước quốc tế. Trong thời gian qua cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã luôn chỉ đạo các cấp các ngành liên quan vào cuộc để giải quyết những bất cập về cơ chế chính sách đối với ngành.

Vẫn biết rằng cạnh tranh xây dựng trên nền tảng nỗ lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng những chính sách vĩ mô của Nhà nước đóng vai trò đầu tàu đối với sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. Nhà nước, Chính phủ phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường.

Một phần của tài liệu Vận tải đa phương thức trong giao nhận hàng hóa (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)