Giao thông hàng không

Một phần của tài liệu Vận tải đa phương thức trong giao nhận hàng hóa (Trang 40 - 45)

4. Kết quả nghiên cứu

2.1.4Giao thông hàng không

2.1.4.1 Các cụm cảng hàng không Việt Nam

Các cụm cảng hàng không miền Bắc được thành lập 28/02/1977. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, đã từng bước trưởng thành, vươn lên mạnh mẽ, ngày càng đối mới, đạt được nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an ninh an toàn hàng không; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật của Cảng hàng không, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của thị trường hàng không trong nước và quốc tế. Là một doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ khai thác Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các cảng hàng không khu vực miền Bắc gồm Cảng hàng không Cát Bi – thành phố Hải Phòng, Cảng hàng không Vinh – tỉnh Nghệ An, Cảng hàng không Nà Sản – tỉnh Sơn La, Cảng hàng không Điện Biên – tỉnh Điện Biên. Trong hệ thống các cảng hàng không khu vực miền Bắc, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là một cảng hàng không lớn của thủ đô Hà Nội, có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi, là điểm đến hấp dẫn của hành khách, là trung tâm trung chuyển hàng hóa đầy tiềm năng. Hiện tại có 22 hãng hàng không đang khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, với 6 đường bay nội địa và 18 đường bay quốc tế. Được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng như: xây dựng ga hàng hóa với công suất 126.000 tấn/ năm, hệ thống trang thiết bị dẫn đường, điều hành cất hạ cánh, giám sát an ninh, an toàn hàng không và công trình

36

đường cất hạ cánh thứ hai (11R/29L) đạt tiêu chuẩn CAT2 đã được đưa vào khai thác từ tháng 7/2006. Công tác chuẩn bị đầu tư Dự án Nhà ga hành khách T2 của sân bay quốc tế Nội Bài với công suất 8 – 10 triệu hành khách/năm đang được triển khai theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Lúc đó sân bay Nội Bài sẽ có công suất phục vụ 14 – 16 triệu khách năm. Cựu cảng hàng không miền Bắc đặc biệt quan tâm tới việc phát triển mạng lưới cảng hàng không dân dụng trong khu vực. Dự kiến năm 2008 sẽ đưa vào khai thác Cảng hàng không Đồng Hới sẽ góp phần mở rộng giao lưu thương mại, đầu tư và du lịch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc Trung Bộ. Cụm cảng đang triển khai thủ tục để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án quy hoạch đầu tư xây dựng cảng hàng không Gia Lâm – thành phố Hà Nội, Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai – tỉnh Lào Cai… Trong những năm qua, Cảng hàng không Cát Bi – thành phố Hải Phòng đã khai thác hiệu quả các đường bay trong nước. Từ tháng 5/2006 đường bay quốc tế Cát Bi – MaCau với tần suát 01 chuyến/ngày đã được đưa vào khai thác với sản lượng hành khách ngày càng tăng. Cụm cảng Hàng không miền Bắc luôn quan tâm phát triển, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của hành khách và các hãng hàng không như: cung ứng dịch vụ phục vụ mặt đất, kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ ăn uống giải khát, sách báo, thông tin liên lạc, bách hóa, hàng lưu niệm ….

Cụm cảng Hàng không miền Trung được thành lập theo quyết định số 113/1988/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ, trong đó quy định là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, cung ứng các dịch vụ hàng không và phi hàng không. Cụm cảng hàng không miền Trung được Cục hàng không dân dụng Việt Nam ủy quyền một số chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng không dân dụng của các cảng hàng không trong khu vực miền Trung Việt Nam. Cụm cảng hàng không miền Trung là một cơ quan trực thuộc Cục hàng không Dân dụng Việt Nam, Bộ Giao thông Vận Tải. Cụm cảng Hàng không miền Trung có trụ sở tại Sân bay Quốc Tế Đà Nẵng và quản lý các sân bay sau: Sân bay Quốc Tế Đà Nẵng, sân bay Quốc Tế Phú Bài, Sân

37

bay Quốc tế Cam Ranh, sân bay Phù Cát, sân bay Pleiku, sân bay Đông Tác, Sân bay Chu Lai.

Cụm cảng Hàng không miền Nam là cơ quan trực thuộc Cục hàng không Việt Nam được hình thành sau tháng 4/1975 trên cơ sở tiếp quản, quản lý và khai thác các cảng hàng không khu vực miền Nam do chế độ cũ thất bại để lại…Hơn 30 năm xây dựng và phán đấu Cụm cảng Hàng không Miền Nam đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển và hội nhập, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Trụ sở chính của Cụm cảng Hàng Không Miền Nam đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất số 1 đường Trường Sơn, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụm cảng Hàng Không miền Nam quản lý tất cả các sân bay ở miền Nam Việt Nam (bao gồm Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Liên Khương, sân bay Trà Nóc, sân bay Buôn Ma Thuật, Sân bay Cà Mau, Sân bay Cỏ Ông, Sân bay Rạch Giá, Sân bay Dương Đông…) Các công ty trực thuộc Cụm cảng Hàng không miền Nam gồm có Sacco, Sags… Năm 2006, các sân bay của Cụm cảng hàng không Miền Nam đã phục vụ hơn 9 triệu lượt khách, trong đó, riêng Sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất phục vụ 8,5 triệu khách

2.1.4.2 Thực trạng vận tải hàng không ở Việt Nam

Trong 5 năm (từ 2001 – 2006), thị trường hàng không Việt Nam liên tục phát triển, không chỉ số lượng hành khách mà còn số hàng hóa vận chuyển cũng tăng lên theo từng năm. Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2006, tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 12 tiệu khách và 264.000 tấn hàng hóa, mức tăng trưởng lần lượt là 16% và 14%. Trong đó, các hãng hàng không Việt Nam chiếm 45,5% thị phần hành khách và 33,2% thị phần hàng hóa

Kể từ 11/1/2007, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thị trường hàng không Việt Nam càng nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Hết quý I, sản lượng khách và hàng hóa của hàng không Việt Nam tăng tương ứng 18% và 7,7% so với cùng kỳ 2006, nhưng do năng lực cạnh tranh hạn chế, nên mặc dù thị trường, sản lượng tăng nhưng thị phần vận tải hàng hóa quốc tế lại giảm 4,3 điểm.

38

Xét riêng Vietnam Airlines (VNA) như một đại diện cho hàng không Việt Nam ta thấy: Năm 2000, VNA vận chuyển gần 46 ngàn tấn hàng hóa, năm 2001: hơn 49 ngàn tấn, doanh thu 708 tỷ đồng. Đến năm 2006, VNA vận chuyển gần 105 ngàn tấn, doanh thu gần 1800 tỷ đồng. Trung bình, doanh thu từ vận tải hàng hóa chiếm trên 10% tổng doanh thu của VNA. 5 năm qua, sản lượng hàng hóa VNA chuyên chở tăng hơn 2 lần, doanh thu tăng gần gấp 3 lần. Những con số trên còn khiêm tốn so với nhiều hãng hàng không khác, nhưng là bước tiền vượt bậc VNA nếu như nhớ rằng trước năm 2000, con số hàng hóa mà hãng chuyên chở được chỉ trên dưới hai chục ngàn tấn/năm.

Theo Cục hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV), trong năm 2010, ngành hàng không Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2 con số ở cả hai phân khúc vận chuyển hành khách và hàng hóa, với mức sản lượng hàng hóa tăng 30% so với năm 2009. Đây là sự tăng trưởng ngoạn mục trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa sau khi ngành hàng không Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Trong năm 2010, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vận chuyển 166.300 tấn hàng hóa trong nước và quốc tế, tăng 43,9% so với năm 2009. Trong đó, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trên các chuyến bay quốc tế tại Việt Nam tăng 37% so với năm 2009, đạt 340.000 tấn.

Ngoài ra, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các hãng hàng không trong nước và quốc tế thực hiện tăng cường tần suát các chuyến bay cũng như thực hiện các đường bay mới. Trong quý 4 năm 2010, một số hãng hàng không quốc tế mới đã thực hiện đường bay đến Việt Nam như Turkish Airlines, LOT Polish Airlines và Qatar Airways.

Năm 2010, Vietnam Airlines mở rộng mạng lưới vận chuyển trong nước và quốc tế gồm 11 đường bay mới, nâng tổng chuyến bay mỗi ngày lên con số 320. Các cơ quan chức trách hàng không Việt Nam đã thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong năm nay, tăng 16 – 20 % đối với phân khúc thị trường vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa tăng tối thiểu 20%.

39

Một số hãng hàng không đang thực hiện việc chuyên chở hàng bao gồm: Cathay Pacific, Eva Air, Korean Air, China Airlines, FedEx, CargoLux, K-Mile Air…, một số hãng khác khai thác hàng kết hợp với vận tải khách như HongKong Airlines và AirAsia. Thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có hãng hàng không chuyên chở hàng hóa, dù Vietnam Airlines chủ yếu vận tải hàng khách, lượng hàng hóa kết hợp chuyên chở chưa nhiều, cả năm chỉ đạt trên dưới 100 nghìn tấn. Nhưng sản lượng này cũng đã bằng ¼ tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng.

Trong năm 2012, Vector Aviation trở thành tổng đại lý hàng hóa của Mas Kargo và có quyền bán toàn bộ tải hàng hóa của hãng này trên đường bay TP Hồ Chí Minh – Kualalumpur – BangKok.

Theo thống kê của Cục Hàng Không VN, tổng sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường không của Việt Nam tăng trưởng hơn 16% so với năm 2010. Riêng trong năm 2012, dự kiến sẽ vào khoảng 12 – 20%. Một số liệu thống kê khác cho thấy, các hãng hàng không trong nước đã vận chuyển hơn 219.000 tấn hàng hóa trong năm 2011. Tính tổng 3 năm từ 2009 đến 2011, Vietnam Airlines vận chuyển được hơn 500 ngàn tấn hàng, tăng trưởng bình quân 15%/ năm. Góp mặt vào thị trường đang có tốc độ tăng trưởng 2 con số này còn có các hàng nước ngoài như CargoLux với 3 chuyến bay chở hàng đến TPHCM và 2 chuyến đến Hà Nội, sử dụng tàu bay B747-400F, China Airlines có 3 chuyến đến TPHCM, 2 đến Hà Nội, Eva Air (2 chuyến đến TPHCM), HongKong Airlines (3 chuyến đến TP.HCM), Korean Air (2 chuyến đến TPHCM)… với tổng trọng tải hơn 100.000 tấn/tuần.

Hiện có 35 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác thị trường vận tải hàng không Việt Nam. Mức độ cạnh tranh gay gắt nhất chủ yếu tại các đường bay khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á – những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó là một loạt hãng thuê chuyến khác gia tăng hoạt động trong khi VNA luôn thiếu tải cung ứng ở những tuyến bay có nhiều hàng và thừa tải ở những tuyến đường có nhu cầu cao về vận chuyển hành khách, nhưng nhu cầu vận chuyển lại chưa phát triển. Chẳng hạn, trên đường bay từ Việt Nam đi Mỹ, mỗi tuần có khoảng 300 – 400 tấn hàng, nhưng do chưa có đường bay của hãng đi Mỹ nên VNA chỉ có

40

thể cung cấp khoảng 10 – 15 tấn/ tuần. Hay như đường bay đi Australia, lượng tải cung ứng chiều về Việt Nam luôn dư thừa, nhu cầu thị trường thấp, giá cước lại rẻ, nhiều khi chỉ bù đắp được các chi phí phục vụ mặt đất. Trên đường bay đi Châu Âu, lượng tải cung ứng cũng không đủ cầu. Cũng như vậy, đường bay từ Việt Nam đi Thái Lan, Hàn Quốc có tải thì lượng hàng hóa ít.

Một phần của tài liệu Vận tải đa phương thức trong giao nhận hàng hóa (Trang 40 - 45)