khí hậu cho lực lƣợng cảnh sát môt trƣờng hiện nay
1.3.1. Xuất phát từ vai trò của lực lượng cảnh sát môi trường trong việc tham gia phòng, chống tác hại của biến đổi khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão châu Á - Thái Bình Dƣơng, nƣớc ta thƣờng xuyên phải đối mặt với những tác động nặng nề của thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Nƣớc ta cũng nằm trong nhóm 10 quốc gia hàng đầu về tần suất bị thiên tai trên thế giới, với những loại thiên tai phổ biến là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán... Trong đó, loại thiên tai xảy ra thƣờng xuyên và gây tàn phá nhiều nhất là bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt. Do vậy, việc chủ động triển khai hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm nhẹ thiên tai luôn đƣợc Chính phủ và các bộ, ngành coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Với vai trò chủ công, nòng cốt, trong thời gian qua, lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng đã phát huy vai trò của mình trong việc phòng chống tác hại của biến đổi khí hậu. Cụ thể:
- Lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng đã làm tốt công tác tham mƣu, tuyên truyền về biến đổi khí hậu. Trên cơ sở nắm vững những quy định của pháp luật, cũng nhƣ các bất cập và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trƣờng, biến đổi khí hậu, lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng đã tham mƣu và kiến nghị đề xuất kịp thời cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cũng nhƣ các Bộ, ban ngành trong việc cấp phép đầu tƣ, xây dựng; cấp phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; thẩm định, phê duyệt các đề án, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án xây dựng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, chống biến đổi khí hậu cũng đƣợc cán bộ, chiến sỹ Công an lồng ghép thực hiện khi tiến hành kiểm tra hoặc phối hợp thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
- Tổ chức công tác điều tra cơ bản; nắm thực lực vật tƣ, phƣơng tiện, trang thiết bị phòng chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn hiện có trong lực lƣợng Công an nhân dân, đánh giá, phân loại tốt xấu... để sẵn sàng huy động, trƣng dụng, sử dụng khi có tình huống, bão lũ vƣợt quá khả năng phòng, chống của Công an các đơn vị, địa phƣơng; đồng thời tính toán, cân đối xây dựng kế hoạch mua sắm trang bị bổ sung đảm bảo tiết kiệm, hợp lý, thiết thực trong sử dụng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện sử dụng của từng lực lƣợng, đơn vị và vùng miền, chống lãng phí.
- Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Công an các cấp đã chủ động trang cấp cho Công an các đơn vị, địa phƣơng vật tƣ, phƣơng tiện phòng chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn phục vụ yêu cầu “4 tại chỗ” trƣớc mùa mƣa, bão; điều chuyển hợp lý số vật tƣ, phƣơng tiện PCLB tại các kho của Bộ để chủ động chi viện kịp thời cho Công an các đơn vị, địa phƣơng khi có yêu cầu.
Công an các đơn vị, địa phƣơng đã tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, thành phố về phòng chống và khắc phục hậu quả bão, lũ, tai nạn; tổ chức rà soát điều chỉnh và triển khai các phƣơng án, kế hoạch phòng chống thiên tai, tai nạn phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn; tiến hành rà soát, kiểm tra thực lực vật tƣ phƣơng tiện dự phòng, chủ động bổ sung vật tƣ phƣơng tiện phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trƣớc mùa mƣa bão, đặc biệt đối với những địa bàn trọng điểm về bão lũ, vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ bị chia cắt, cô lập; phối hợp với lực lƣợng Quân đội và các lực
lƣợng của địa phƣơng tổ chức diễn tập, thực tập về phòng chống lụt, bão, phòng chống cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn sát với đặc điểm tình hình thực tế của địa phƣơng.
1.3.2. Xuất phát từ vai trò của phương thức tuyên truyền đối với chất lượng hiệu quả tuyên truyền
Trong những năm qua, phƣơng thức tuyên truyền ở nƣớc ta không ngừng đƣợc đổi mới và nâng cao, góp phần quan trọng trong chất lƣợng, hiệu quả tuyên truyền nói chung và chất lƣợng hiệu quả tuyên truyền về biến đổi khí hậu nói riêng.
Do tính chất và ƣu thế của mỗi loại phƣơng pháp và hình thức mà việc sử dụng các hình thức, phƣơng pháp tuyên truyền khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Vì vậy, cần quan tâm là sử dụng phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền nhƣ thế nào để đạt hiệu quả, chất lƣợng, mục đích đề ra.
Việc sử dụng phƣơng pháp và hình thức tuyên truyền không phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể hay xét theo đặc thù của các cá nhân, tập thể sẽ không đem lại hiệu quả, chất lƣợng nhƣ mong muốn. Ngƣợc lại, khi chungd ta sử dụng các phƣơng pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể thì sẽ đem lại hiệu quả và chất lƣợng tốt. Việc sử dụng phƣơng pháp, hình thức phù hợp sẽ giúp cho đối tƣợng dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện. Thực tế cho thấy, nội dung tuyên truyền dù có mang lại nhiều lợi ích cho đối tƣợng nhƣng nếu họ không hiểu, không nhớ, không làm theo đƣợc thì hiệu quả tuyên truyền hết sức hạn chế. Do đó, việc sử dụng hình thức và phƣơng pháp hợp lý hay bất hợp lý chính là nguyên nhân trực tiếp dễn đến sự thành công hay thất bại trong tuyên truyền. Vì vậy, yêu cầu của thực tiễn mới đang đặt ra là cần đổi mới phƣơng thức tuyên truyền để giải quyết những yêu cầu thực tiễn của tình hình mới đối với công tác tuyên truyền.
1.3.3. Xuất phát từ những hạn chế trong sử dụng phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu của nước ta hiện nay
Bên cạnh những ƣu điểm, kết quả đạt đƣợc của việc sử dụng các phƣơng thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra phƣơng thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu, cũng còn nhiều hạn chế:
- Phƣơng thức tuyên truyền chung của các cơ quan, ban ngành là tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao ý thức ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng, chống biến đổi khí hậu. Phƣơng thức này mang đậm sắc thái tuyên truyền ép buộc, chƣa có sự đổi mới, sáng tạo. Do vậy, hiệu quả chƣa cao. Nhiều cán bộ còn làm việc riêng trong buổi chuyên đề. Đồng thời, ý thức của chủ thể đƣa tin về biến đổi khí hậu chƣa cao, nội dung phản ánh hẹp, đề tài có sự trùng lặp, đặc biệt chƣa tạo ra ấn tƣợng cũng nhƣ chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao truyền thông. Có một thực tế là, các phƣơng tiện truyền thông ngày càng đƣa nhiều tin, bài về những rủi ro của biến đổi khí hậu, những cảnh báo về sự nóng lên của Trái đất, nƣớc biển dâng, thiên tai, lũ lụt, sóng thần… nhƣng nhiều ngƣời chƣa ý thức thực sự về điều đó. Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng hiện nay chủ yếu vẫn tập trung vào các hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu và biến nó thành một nguy cơ lớn đối với con ngƣời trong những hình dung của công chúng. Thiếu các thông tin về việc xử lý thực tế có thể làm giảm hiệu quả truyền thông về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.Những thông tin mang tính cảnh báo, dự báo và chỉ dẫn để ngƣời dân ứng phó với biến đổi khí hậu chƣa nhiều và chƣa mang lại hiệu quả thiết thực. Một phần do nhận thức của chính những ngƣời tuyên truyền còn nhiều hạn chế bởi thiếu kiến thức chuyên môn và tập huấn. Phần khác, do cách thức truyền tải chƣa hấp dẫn, sinh động và chƣa thực sự hữu ích trong đời sống. Những khuyến nghị chung chung chƣa thực sự tạo ra những “xung
lực” tác động mạnh mẽ để dẫn tới việc thay đổi nhận thức, hành động từ cộng đồng và thay đổi chính sách từ phía các cơ quan quản lý.
- Kênh tuyên truyền về biến đổi khí hậu hiện nay chƣa phát huy hết hiệu quả do chƣa tận dụng đƣợc hết vai trò của Internet, truyền thông xã hội, trong đó có mạng xã hội. Trong khi các loại hình báo chí truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, sụt giảm lƣợng công chúng. Báo in, phát thanh, thậm chí ở tƣơng lai, cả truyền hình cũng sẽ chịu áp lực cạnh tranh, không còn là thế mạnh của truyền thông, trong khi đó, Internet phủ rộng, các dòng điện thoại thông minh ngày càng cải tiến và thông dụng kéo theo sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của báo mạng điện tử, của nhiều loại hình mới, đặc biệt là truyền thông xã hội: Facebook, twiter, youtube… Thông tin nói chung, thông tin về biến đổi khí hậu nói riêng hiện nay lại vẫn đi theo những lối mòn với những cách thức thông tin truyền thống sẽ khó có thể cạnh tranh đƣợc. Hiệu quả truyền thông kém tất yếu sẽ cần có những thay đổi.
- Thông điệp truyền thông về biến đổi khí hậu vẫn nặng tính tuyên truyền, một chiều, chƣa thực sự mang lại những thay đổi nhận thức rõ rệt, khó đạt đƣợc hiệu quả, mục đích truyền thông. Sự khô cứng trong cách thức thể hiện và truyền tải thông điệp sẽ khó tiếp cận giới trẻ – một lực lƣợng lớn của xã hội cũng nhƣ nhịp sống năng động, thay đổi liên tục hiện nay. Những cách thức truyền thông truyền thống lại đang trở thành những rào cản hiệu quả của quá trình truyền thông về biến đổi khí hậu cũng nhƣ ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Cách thức tuyên truyền thông qua việc xuất bản các ấn phẩm sách, bản tin còn chƣa đƣợc chƣa hiệu quả. Việc sử dụng Pa nô, áp phích, các khẩu hiệu và các hình thức tuần hành, mít tinh… còn mang nặng hình thức, theo đợt, chƣa có tính liên tục và thƣờng xuyên.
hậu trong xã hội nói chung đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới những hạn chế của việc tuyên truyền biến đổi khí hậu trong Cảnh sát môi trƣờng.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, chúng tôi đã trình bày phần cơ sở lí luận về việc đổi mới phƣơng thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu cho lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng hiện nay. Sở dĩ phải tiến hành tuyên truyền vì:
- Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu cũng ngày càng thể hiện rõ hơn trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nƣớc.
- Lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng là lực lƣợng vũ trang bảo vệ, giữ gìn trật tự xã hội trong các vấn đề về môi trƣờng, là đối tƣợng quan trọng không thể thiếu trong công tác tuyên truyền biến đổi khí hậu.
- Đổi mới phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho Cảnh sát môi trƣờng là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo ra sức ảnh hƣởng nhiều và sâu rộng hơn tới vấn đề chống biến đổi khí hậu.
Từ phần lí luận trên, trong chƣơng 2, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát về thực trạng phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho Cảnh sát môi trƣờng.
Chƣơng 2
ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN VỀ