Đổi mới phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực lƣợng

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường hiện nay (Trang 30 - 35)

- Dựa vào sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, sự quan tâm tới biến đổi khí hậu trong tình hình công tác của các chiến sĩ cảnh sát môi trƣờng trên địa bàn.

Nhƣ vậy, có thể nói, để xác định đƣợc hiệu quả của hoạt động tuyên truyền biến đổi khí hậu cho cảnh sát môi trƣờng trên thực tế, chúng ta cần một hệ thống tiêu chí đồng bộ, rõ ràng và thống nhất. Hay nói cách khác, việc xây dựng công cụ đánh giá một cách hệ thống, đồng bộ, toàn diện thực trạng điều kiện tiếp cận thông tin là cần thiết, nhằm định lƣợng kết quả hoạt động tuyên truyền ở các đơn vị cảnh sát trong cả nƣớc theo từng năm hoặc từng giai đoạn cụ thể.

1.2. Đổi mới phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng lƣợng Cảnh sát môi trƣờng

1.2.1. Quan niệm đổi mới phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu

cho lực lượng Cảnh sát môi trường

1.2.1.1. Phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu

Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý biên soạn, nhà xuất bản Thông tin phát hành năm 1998 thì phương thức được hiểu là phương pháp và

hình thức tiến hành. Còn theo Từ điển tiếng Việt củaViện Ngôn ngữ học xuất

bản năm 1992 thì phƣơng thức là cách thức và phương pháp. Có thể

nói: “phương thức” là sự kết hợp giữa phương pháp và hình thức. Với mỗi một loại vấn đề với những nội dung, mục đích, tính chất, yêu cầu… khác nhau, cần có những phƣơng thức khác nhau để giải quyêt vấn đề đó.

Nhƣ vậy, nói đến “phương thức” thì phải gắn liền với hiệu quả công việc. Nếu xác định đƣợc phƣơng thức hoạt động đúng đắn, phù hợp với công việc thì sẽ đạt hiệu quả cao. Ngƣợc lại, nếu xác định phƣơng thức hoạt động không đúng đắn, phù hợp với công việc thì hiệu quả thu đƣợc sẽ thấp, thậm chí không đạt hiệu quả.

Phƣơng thức tuyên truyền là hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền để phổ biến, giải thích rộng rãi một tƣ tƣởng, một học thuyết, một quan điểm, một chủ trƣơng hay một vấn đề nào đó nhằm tác động vào nhận thức của đối tƣợng tuyên truyền để củng cố hoặc làm thay đổi nhận thức của đối tƣợng tuyên truyền, qua đó xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tƣợng tuyên truyền phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền.

Tóm lại, có thể hiểu phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu là hình

thức và phương pháp mà chủ thể tuyên truyền sử dụng để tác động đến đối tượng nhằm phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biến đổi khí hậu, trang bị cho họ những tri thức và cách thức chống biến đổi khí hậu để cùng nhau góp sức giữ gìn môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

1.2.1.2. Đổi mới phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu

Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội cũng nhƣ trong tƣ duy. Bất kỳ sinh vật nào cũng luôn luôn tự Đổi mới để thích nghi với những sự thay đổi của môi trƣờng sống. Đối với xã hội, Đổi mới là một phản ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi

của nó trƣớc những biến đổi môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng quốc tế, để thích ứng với tình thế. Đổi mới là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện tƣợng xã hội.

Ngay từ năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm “Đổi mới” trong sự vận dụng cụ thể vào Đổi mới đất nƣớc. Ngƣời viết: “Công cuộc Đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Khi nhấn mạnh sự cần thiết phải không ngừng Đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới, tình hình trong nƣớc vốn không ngừng biến đổi, Hồ Chí Minh viết: thế giới ngày ngày Đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Đổi mới, theo Hồ Chí Minh, còn là để thắng sức ỳ của thói quen, của tập quán cũ. Dù đó là việc khó khăn, nhƣng chẳng có việc gì là không thể Đổi mới”.

Phân tích tình hình đất nƣớc trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX, Đại hội VI của Đảng ta đã nhấn mạnh: Đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Sau khi nêu nội dung Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đổi mới chính sách xã hội,… Đại hội tập trung làm nổi bật nội dung Đổi mới Đảng: Đổi mới tƣ duy, trƣớc hết là tƣ duy kinh tế; Đổi mới tổ chức; Đổi mới đội ngũ cán bộ; Đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đảng. Từ đây, “Đổi mới” đƣợc sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong sách báo cũng nhƣ trong ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân ta.

Trong 30 năm qua, nhận thức về “Đổi mới ở Việt Nam” cũng không ngừng phát triển. Thời kỳ đầu, “Đổi mới” đƣợc hiểu nhƣ là những suy nghĩ, những hành động riêng lẻ, cụ thể nhằm thay đổi một nhận thức, một cách làm nhất định nào đó; càng về sau, càng nhận thức đầy đủ hơn về “Đổi mới” – đó là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; nó bao quát toàn diện, không trừ lĩnh vực nào của quá trình đó.

tổ chức lại xã hội, đƣa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các yết tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lƣợng cho sự phát triển vƣợt bậc. “Đổi mới” – đó là quá trình giải phóng mang ý nghĩa toàn diện của từ đó – giải phóng về tƣ tƣởng, giải phóng lực lƣợng sản xuất, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của con ngƣời, giải phóng khả năng trí tuệ của nhân dân,… để phục vụ cho sự phát triển con ngƣời, bảo đảm tự do, sáng tạo của nhân dân.

“Đổi mới’ còn là quá trình sửa lại những nhận thức không đúng về “cái cũ”, nhƣng “cái cũ” ấy lại là cái đúng, để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệu quả hơn vào thực tiễn mới.

Đổi mới là quá trình mang tính tất yếu, nằm trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật. Sự vật, hiện tƣợng, cá nhân, cộng đồng, dân tộc và thậm chí cả thế giới muốn phát triển bình thƣờng cần phải đổi mới thƣờng xuyên và tự đổi mới.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu: “Đổi mới’ là thay cách nghĩ, cách làm cũ lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển, bằng cách nghĩ, cách làm khác, tiến bộ hơn, hợp với quy luật của sự phát triển.

Do đó, đổi mới phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu là việc nhận

thức lại về hình thức và phương pháp, là thay đổi về hình thức và phương pháp tuyên truyền biến đổi khí hậu để đạt được hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực tiễn mới đang đặt ra.

1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc đổi mới

- Mục tiêu: Việc đổi mới phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền về biến đổi khí hậu trong tình hình mới. Bên cạnh đó, là nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay. Giúp lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng

hiểu rõ và nắm vững tri thức về biến đổi khí hậu nhằm vận dụng trong thực tiễn công tác của mình.

- Nguyên tắc: Việc đổi mới phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu

cho lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng là yêu cầu tất yếu đang đặt ra hiện nay. Tuy nhiên, việc đổi mới phƣơng thức tuyên truyền cần bảo đảm tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể sau:

+ Việc đổi mới phƣơng thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu cần phải xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tiễn đang đặt ra hiện nay đối với công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này. Việc đổi mới hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền vừa phải kế thừa những hình thức và phƣơng pháp cũ có ƣu điểm, vừa phải thƣờng xuyên đổi mới để theo kịp với tiến trình đổi mới, nhất quán và đồng bộ với yêu cầu thực tiễn đặc thù công tác của lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng.

+ Đổi mới phƣơng thức tuyên truyền cần phải bảo đảm về mục tiêu và nội dung tuyên truyền về biến đổi khí hậu cũng nhƣ về các nhiệm vụ chính trị khác đối với lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng.

+ Đổi mới phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng cần đảm bảo tính khoa học. Đảm bảo nguyên tắc tính khoa học cần làm cho phƣơng thức tuyên truyền luôn dựa vững chắc vào những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, phản ánh những xu hƣớng phát triển khách quan của thực tiễn cuộc sống, nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục, thiết thực, hiệu quả của phƣơng thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng.

+ Việc đổi mới phƣơng thức tuyên truyền cần phải bảo đảm bám sát vào đặc thù của lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng. Nội dung tuyên truyền phải gắn chặt với đặc thù cũng nhƣ nhiệm vụ của lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng. Hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền phải phù hợp với trình độ, tâm lý của từng đối tƣợng cụ thể. Đồng thời, sử dụng những loại hình tuyên truyền mà

cán bộ, chiến sĩ cảnh sát môi trƣờng quan tâm, ƣu thích. Đồng thời thực hiện tốt thông tin hai chiều.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường hiện nay (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)