Xuất một số giải pháp đối với công tác kiểm soát nguồn nước thải tại 03 khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 84)

03 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang trong hoạt động trong tình trạng vừa thu hút đầu tư vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật và giải phóng

mặt bằng. Đa số các dự án đi vào hoạt động đều tuân thủ các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường định kỳ; không có hiện tượng xẩy ra sự cố môi trường, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, thường xuyên các quy định về bảo vệ môi trường tại các KCN cũng đang gặp không ít khó khăn, công tác kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp chưa có hệ thống XLNTTT còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trong khuôn khổ kết quả của luận văn cao học chuyên ngành khoa học môi trường, tác giảđề xuất 1 số giải pháp, cụ thể như sau:

- Cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ làm cơ sở để thu hút nhà đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnh; đối với các chủ đầu tư hạ tầng tại các KCN, UBND tỉnh hỗ trợ trong công tác GPMB, hỗ trợ kinh phí đểưu tiên xây dựng hạng mục Trạm xử lý nước thải tập trung;

- Kêu gọi đầu tư và có cơ chế ưu đãi đối với đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung phục vụ Khu công nghiệp, phương án đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực và quy hoạch; tăng cường cây xanh cảnh quan theo hướng phát triển Khu công nghiệp xanh, công nghiệp sạch.

- Kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp với tỷ lệ lĩnh vực, ngành nghề phù hợp nhằm đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp.

- Phân bổ kinh phí cho hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của người dân, của các chủ đầu tư hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các Khu Kinh tế, KCN;

- Ban hành kế hoạch tổ chức thanh kiểm tra định kỳ hằng năm để tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo, đồng thời, đảm bảo công tác thanh kiểm tra của

các cơ quan chức năng không thực hiện quá 01 lần trong năm theo chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm);

- Vận hành thường xuyên, liên tục, đúng quy trình kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện có theo đúng công suất, hiệu suất xử lý. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN;

- Định kỳ kiểm tra quy trình vận hành xử lý nước thải, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị. Thực hiện chương trình quan trắc giám sát môi trường định kỳ nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nguồn thải và nguồn tiếp nhận;

- Nước mưa chảy tràn trong những giai đoạn mưa nhiều cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Do vậy cần phải tiến hành quy hoạch hợp lý khu vực lưu giữ nguyên liệu đầu vào, khu lưu trữ nước thải nhằm hạn chế tác động đến nguồn tiếp nhận;

- Tuyên truyền cho các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn môi trường đã được nhà nước quy định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tỉnh Thanh Hóa có 01 Khu kinh tế, 08 Khu công nghiệp và 57 Cụm công nghiệp; trong đó, 05/08 KCN đã đi vào hoạt động, hiện chỉ có 03 KCN đã hoàn thiện và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung; trong khi, tỷ lệ các cơ sở sản xuất đã thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường chỉ chiếm có 25%.

Hệ thống XLNT tập trung của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn có công suất xử lý 4.000 m3/ngày.đêm. Trạm XLNTTT KCN Lễ Môn được xây dựng và lắp đặt hoàn thành vào tháng 9/2010 với công suất 1.300 m3/ng.đêm và Trạm XLNTTT KCN Bỉm Sơn có công suất 3.000 m3/ng.đ; sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả thải ra kênh điều hòa.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước khi xử lý tại 03 khu công nghiệp (KCN Lam Sơn - Sao Vàng; KCN Lễ Môn và KCN Bỉm Sơn) cho thấy nước thải trước khi qua hệ thống xử lý có nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (mức B) nhiều lần. Hàm lượng TSS vượt giới hạn cho phép từ 2,43 đến 2,93 lần; Hàm lượng BOD5 vượt từ 2,07 đến 2,34 lần; Hàm lượng COD vượt từ 1,39 đến 2,62 lần; Hàm lượng NH4+ vượt từ 1,74 đến 3,3 lần; Tổng N vượt từ 1,44 đến 1,89 lần; Tổng P vượt từ 1,25 đến 1,52 lần; Tổng dầu mỡ khoáng vượt 1,41 lần và Hàm lượng Coliform vượt từ 1,8 đến 2,4 lần.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tại Trạm XLNTTT của 03 khu công nghiệp cho thấy các thông số ô nhiễm sau xử lý đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT ở mức B. Hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống XLNTTT tại các Trạm XLNTTT khá tốt, đạt mức giới hạn cho phép khi thải ra môi trường theo đúng các quy định của pháp luật.

Đa số người dân sinh sống gần các khu công nghiệp đều đánh giá nước thải từ các khu công nghiệp thải ra môi trường không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh.

2. Kiến nghị

- Các nhà máy sản xuất phải xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường.

- UBND tỉnh Thanh Hóa và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường đối với các doanh nghiệp nằm trong Khu Kinh tế, KCN.

- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, quan trắc, giám sát môi trường cho cán bộ của khu công nghiệp.

- Cần quan tâm và vận hành liên tục trạm xử lý, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị trong trạm xử lý tránh xảy ra sự cố hỏng hóc.

- Tiến hành nạo vét kênh, suối để giảm khả năng tích tụ các chất, tăng khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa (2020), Báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2020.

2. Bộ Công thương, 2019. Báo cáo số 25/BC-BCT ngày 12/3/2019 của Bộ Công thương Báo cáo kết quả 01 năm triển khai Nghị định số 68/2017/NĐ- CP ngày 25/5/2017 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Tổng kết tình hình hoạt động các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất năm 2018.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018, chuyên đề Môi trường nước các lưu vực sông. NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

5. Bộ TN&MT (2011), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.

6. Chính phủ, 2015. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quy định quản lý chất thải và phế liệu;

7. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020.

8. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội ngày 23/06/2014.

9. Trần Hiếu Nhuệ, 2001. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

10.Lâm Minh Triết, Trần Hiếu Nhuệ, 2018. Giáo trình Xử lý nước thải. NXB Xây dựng.

11.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, 2020. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

12.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2018. Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề năm 2017, chuyên đề Hiện trạng các nguồn nước thải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

13.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2019. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2019, ước thực hiện cả năm 2019; kết quả khắc phục các hạn chế, yếu kém; định hướng kế hoạch năm 2020.

14.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2019. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

15.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, 2019. Báo cáo kết quả giám sát môi trường các cơ sở sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường từ năm 2015 đến 2018.

16.UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; định hướng đến năm 2030;

17.UBND tỉnh Thanh Hóa, 2020. Số 81/BC-UBND ngày 11/6/2020 về việc Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020.

II. Tài liệu tiếng Anh

18.Metcaft & Eddy, 2002, Wastewater engineering - Treatment and reuse, 4th Edition, The McGraw-Hill.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)