Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 40)

2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu nước thải

- Lựa chọn vị trí lấy mẫu: Miệng cống xả sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN (nước thải đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường).

- Phương pháp xác định:

+ Mẫu nước được lấy trong điều kiện thời tiết tốt: Trời nắng, nhiệt độ tại thời điểm lấy mẫu 23oC. Mẫu được lấy 2 lần mỗi lần 250 ml bằng ca định lượng sau đó bảo quản trong chai dung tích 500ml.

+ TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước - Xác định pH;

+ TCVN 6001 - 1:2008 Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;

+ TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;

+ TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước - Xác định sunfua hòa tan - Phương pháp đo quang dùng metylen xanh;

+ TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước - Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;

+ TCVN 6180:1996 (ISO 7890 – 3:1988) - Chất lượng nước - Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic;

+ TCVN 6187 - 1:2009 (ISO 9308 - 1:2000/Cor 1:2007) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giảđịnh - Phần 1 - Phương pháp màng lọc;

+ TCVN 6187 - 2:1996 (ISO 9308 - 2:1990) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định - Phần 2: Phương pháp nhiều ống;

2.3.3.2. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích

Thực hiện lấy 12 mẫu nước thải công nghiệp tại 03 khu công nghiệp theo 02 đợt: đợt tháng 3 và đợt tháng 6 năm 2020.

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích Loại

mẫu

Ký hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu

Thời gian lấy

mẫu Chỉ tiêu phân tích

Nước thải công nghiệp NT.LS-T1 Nước thải trước hệ thống XLNT của Nhà máy đường Lam Sơn

15/3/2020 pH; độ màu; TSS; BOD5; COD; NH4+; tổng N, tổng P; H2S; tổng dầu mỡ khoáng; coliform NT.LS-T2 14/6/2020 NT.LS-S1 Nước thải sau hệ thống XLNT của Nhà máy đường Lam Sơn

15/3/2020 NT.LS-S2 14/6/2020 NT.LM- T1 Nước thải trước hệ thống XLNTTT KCN Lễ Môn 12/3/2020 pH; độ màu; TSS; BOD5; COD; NH4+; tổng N, tổng P; CN-; Cl-; H2S; Fe; As; Hg; Pb; dầu mỡ; coliform NT.LM- T2 16/6/2020 NT.LM- S1 Nước thải sau hệ thống XLNTTT KCN 12/3/2020

NT.LM- S2 Lễ Môn 16/6/2020 NT.BS-T1 Nước thải trước hệ thống XLNTTT KCN Bỉm Sơn 12/3/2020 pH; độ màu; TSS; BOD5; COD; NH4+; tổng N, tổng P; CN- Fe; As; Hg; Pb; dầu mỡ; coliform NT.BS-T2 16/6/2020 NT.BS-S1 Nước thải sau hệ thống XLNTTT KCN Bỉm Sơn 12/3/2020 NT.BS-S2 16/6/2020 2.3.3.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích chỉ tiêu hóa học, vật lý các mẫu nước thải tiến hành theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Bảng 2.2. Tổng hợp các phương pháp phân tích mẫu nước thải STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích

1 pH - TCVN 6492:2011

2 Màu Co-Pt SMEWW 2120 B&C 2012

3 TSS mg/l SMEWW 2540 D 2012 4 BOD5 mg/l SMEWW 5210D 2012 5 COD mg/l SMEWW 5220C 2012 6 NH4+ mg/l SMEWW 4500 NH3 F 2012 7 Tổng P mg/l SMEWW 4500 P B&E 2012 8 Tổng N mg/l TCVN 6638:2000 9 CN- mg/l SMEWW 4500 CN-.B&E:2012 10 Cl- mg/l SMEWW 4500 Cl- B 2012 11 H2S mg/l TCVN 4567:1988 12 Fe mg/l SMEWW 3500 Fe B 2012 13 As mg/l SMEWW 3114B:2012 14 Hg mg/l SMEWW 3112B:2012 15 Pb mg/l SMEWW 3111C:2012 16 Dầu mỡ mg/l SMEWW 5520B:2012 17 Coliform MPN/100ml SMEWW 9221 B2012 2.3.4. Phương pháp so sánh

Dùng để đánh giá mức độ tác động trên cơ sở sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B: Quy định

giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

2.3.5. Phương pháp tng hp phân tích và x lý s liu

Sử dụng phần mềm thống kê Excel để tổng hợp dữ liệu từ các số liệu thu thập được và đưa ra một số các số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và giải quyết các vấn đề cần quan tâm trong nội dung nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. V trí địa lý, địa hình

Tỉnh Thanh Hóa thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A; có tọa độđịa lý từ 19018’ - 20000’ độ Vĩ Bắc và 104022’ - 106004’ độ Kinh Đông. Ranh giới:

- Phía Bắc giáp các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;

- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;

- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn, nước CHDC Nhân dân Lào.

Hình 1.3. Vị trí địa lý tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa có phạm vi lãnh thổ trải rộng từ tiếp giáp khu vực miền núi Tây Bắc xuống duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa điều kiện vị trí thuận lợi, vùng miền núi Tây Thanh Hóa nhất là khu vực các huyện núi cao, biên giới nằm xa các trung tâm kinh tế lớn trong, ngoài tỉnh (huyện xa

nhất cách TP Thanh Hóa 240 km) điều kiện đi lại giao lưu với bên ngoài còn hạn chế (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).

Thanh Hóa có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hơn 2/3 diện tích là đồi núi và được phân thành 03 vùng địa lý rõ rệt, gồm vùng miền núi, đồng bằng và vùng ven biển. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).

- Vùng miền núi: Gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) diện tích tự nhiên 7.993,19 km2. Đây là vùng có địa hình phức tạp, nhiều núi cao chia cắt gây trở ngại cho phát triển kinh tế, xã hội; có tiềm năng lớn phát triển kinh tế rừng (có hơn 550 nghìn ha đất rừng).

- Vùng đồng bằng: Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố (TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn và các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung) diện tích tự nhiên 1.955,5 km2. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa bồi đắp bởi hệ thống sông Mã và sông Yên.

- Vùng ven biển: Gồm 06 huyện, thị xã giáp biển (TP Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia) diện tích tự nhiên 1.180,8 km2. Vùng ven biển có địa hình khá bằng phẳng chủ yếu là đất sa bồi và đất cát, gần bờ có một sốđảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,...) tổng diện tích các đảo 810 ha.

3.1.2. Điu kin thy văn

a) Hệ thống sông

Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dầy, có 5 sông lớn là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng và sông Chàng với tổng chiều dài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hằng năm 19,52 tỉ m3. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).

b) Hệ thống suối

Thanh Hoá là tỉnh có địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam nên có rất nhiều suối và khe suối lớn nhỏ. Có 264 khe suối thuộc 4 hệ thống sông: Sông

Yên, Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Bạng. Trong đó, các suối chủ yếu như: Suối Sim, suối Quanh, suối Xia… cùng một số sông như: Sông Luồng, Sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông Âm... (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).

c) Hệ thống hồ, đập

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công trình hồ, đập dâng, trạm bơm do các Doanh nghiệp Nhà nước quản lý như: Công ty khai thác thuỷ nông Sông Chu, Công ty Thuỷ nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã và chính quyền địa phương các cấp; Hồ chứa có 525 hồ, trong đó các hồđập lớn đang hoạt động như: Hồ thuỷ lợi, thuỷđiện Cửa Đặt; Hồ sông Mực; Hồ Cống Khê; Hồ Yên Mỹ, Các hồ đang thi công như: Hồ thuỷ điện Trung Sơn,… (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).

d) Tài nguyên biển

Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nẫm, Tĩnh Gia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km2. Vùng biển và ven biển Thanh Hoá có tài nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên du lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng hải.

Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Thanh Hoá có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng và phát triển vận tải biển, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực Nghi Sơn. Ngoài ra, dọc bờ biển còn có 5 cửa lạch lớn là Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép và Lạch Bạng, đã và đang là tụđiểm giao lưu kinh tế và là những trung tâm nghề cá của tỉnh, đồng thời cũng là những khu vực thuận lợi cho xây dựng cảng biển với quy mô khác nhau.

3.1.3. Điu kin khí hu và thi tiết

Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 04 mùa trong năm, trong đó 02 mùa rõ rệt hơn là mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng; mùa đông lạnh và ít mưa. Theo quan trắc của

Trung tâm KTTV Thanh Hóa những năm gần đây (2015 - 2019), điều kiện thời tiết, thủy văn Thanh Hóa có những đặc trưng sau:

a) Chếđộ nhiệt

Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình 23,70C nhưng có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ cao hơn vùng núi từ 0,5 - 1,50C. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng VI - VII) là 30 - 310C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng XII năm trước đến tháng II năm sau) là 170 C. Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, từ 8 - 100C vào các tháng mùa đông. Tổng tích ôn cả năm khoảng 8.600 - 8.7000C ở vùng đồng bằng ven biển, giảm xuống còn 8.0000C và thấp hơn ở vùng núi phía Tây; số giờ nắng cao, trung bình từ 1.310 -1.460 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng VI) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng XII) là 46 giờ. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).

b) Độẩm

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.

c) Chế độ mưa

Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI - IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V - X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng VIII, có 15 - 19 ngày mưa với lượng mưa lớn, thậm chí có thể lên tới 440 - 677mm. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).

3.1.4. Hin trng rng và cây xanh đô th

a) Hiện trạng rừng

Theo số liệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 cung cấp, đến tháng 6 năm 2020, tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là

593.540 ha; trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 393.360 và diện tích rừng trồng là 200.170 ha.

b) Hiện trạng cây xanh đô thị

- Giai đoạn 2016 - 2020: Thành phố Thanh Hóa và các đô thị du lịch, sinh thái: đất cây xanh đô thị đạt tối thiểu 10m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thịđạt từ 5 - 6m2/người. Đối với các đô thị còn lại: đất cây xanh đô thị tối thiểu 5m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thịđạt từ 3-4m2/người. - Giai đoạn 2021 - 2030: Đối với đô thị loại I, II và đô thị du lịch, sinh thái: đất cây xanh đô thị đạt tối thiểu 15m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 6-7m2/người. Đối với các đô thị còn lại: đất cây xanh đô thị từ 7- 10m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thịđạt tối thiểu 5m2/người.

3.1.5. V tăng trưởng kinh tế

Những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh đạt kết quả ấn tượng và tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực, xu hướng phát triển của Thanh Hóa ngày càng tốt hơn. Cụ thể, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong 3 năm qua (2017 - 2019) tăng bình quân 11%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,8%/năm, công nghiệp tăng 15,9%/năm, dịch vụ tăng 9,8%/năm; thu ngân sách tăng bình quân 12,3%/năm. (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020).

Riêng 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 6,95% so với cùng kỳ năm 2019; vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước địa phương ước đạt 5.467,5 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 14.485 tỷđồng, đạt 50% dự toán. Các dự án lớn khởi công xây dựng gồm: Dự án bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình huyện Nông Cống của Công ty TNHH 2 thành viên ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ, tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷđồng; dự án dây chuyền 3 nhà máy xi măng Long Sơn của Công ty TNHH Long Sơn, tổng vốn đầu tư khoảng 3.400 tỷđồng dự án đường từ trung tâm TP Thanh Hoa nối với đường giao thông từ Cảng Hàng không Thọ

Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn (giai đoạn 1) tổng vốn đầu tư 499 tỷ đồng. (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020).

3.1.6. Phát trin dân sđô th hóa

a) Gia tăng dân số

Theo số liệu của Cục Thống kê đến tháng 6 năm 2020, tổng dân số sinh sống trên địa bàn tỉnh là 3.657.000 người. Theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, dự báo quy mô dân số tỉnh Thanh Hóa tăng (tự nhiên và cơ học) bình quân ở mức 0,71%/năm trong giai đoạn 2021- 2030. Quy mô dân số khoảng 3.900 nghìn người vào năm 2030.

b) Đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê, cho thấy: Thanh Hoá có tỷ lệ đô thị hoá 10,4% là 1 trong 5 tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá thấp nhất (Bắc Giang 9,6%, Thái Bình 9,9%, Hà Nam 9,8%, Bến Tre 10% và Thanh Hoá 10,4% ), thấp hơn so với hai tỉnh lân cận Nghệ An (12,49%) và Ninh Bình (17,81%) và thua xa bình quân chung cả nước ( 29,6 % ). Tính đến thời điểm 2020, toàn tỉnh có 31 đô thị; trong đó, 1 đô thị loại I (TP Thanh Hóa), 2 đô thị loại III (TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn); 28 đô thị loại V, bao gồm 24 thị trấn huyện lỵ và 4 thị trấn chuyên ngành (Vân Du, Lam Sơn, Sao Vàng, Thống Nhất). Đến hết năm 2019, tỷ lệđô thị hóa đạt 27% (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020).

3.1.7. Hot động công nghip

Trong những năm trở lại đây, tỉnh Thanh Hóa có nhiều bước phát triển tích cực để tiến tới trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực Bắc miền Trung. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã có 1.515 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 15.782 tỷđồng, tăng 17,3% về số doanh nghiệp và 22,3% về vốn so với cùng kỳ 2019.

Tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho hay, đến thời điểm hiện đã thu hút được 197 dự án được đầu tư tại đây; trong đó có 178 dự án trong nước với nguồn vốn lên đến 110.000 tỷđồng, 19 dự án FDI với

tổng nguồn vốn đầu tư gần 13 tỷ USD. Đặc biệt, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu tư với nguồn vốn 9,3 tỷ USD, đây cũng là dự án có quy mô lớn nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nước thải tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)