Tỉnh Thanh Hóa thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A; có tọa độđịa lý từ 19018’ - 20000’ độ Vĩ Bắc và 104022’ - 106004’ độ Kinh Đông. Ranh giới:
- Phía Bắc giáp các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn, nước CHDC Nhân dân Lào.
Hình 1.3. Vị trí địa lý tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa có phạm vi lãnh thổ trải rộng từ tiếp giáp khu vực miền núi Tây Bắc xuống duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa điều kiện vị trí thuận lợi, vùng miền núi Tây Thanh Hóa nhất là khu vực các huyện núi cao, biên giới nằm xa các trung tâm kinh tế lớn trong, ngoài tỉnh (huyện xa
nhất cách TP Thanh Hóa 240 km) điều kiện đi lại giao lưu với bên ngoài còn hạn chế (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).
Thanh Hóa có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hơn 2/3 diện tích là đồi núi và được phân thành 03 vùng địa lý rõ rệt, gồm vùng miền núi, đồng bằng và vùng ven biển. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).
- Vùng miền núi: Gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) diện tích tự nhiên 7.993,19 km2. Đây là vùng có địa hình phức tạp, nhiều núi cao chia cắt gây trở ngại cho phát triển kinh tế, xã hội; có tiềm năng lớn phát triển kinh tế rừng (có hơn 550 nghìn ha đất rừng).
- Vùng đồng bằng: Gồm 10 huyện, thị xã, thành phố (TP Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn và các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung) diện tích tự nhiên 1.955,5 km2. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai chủ yếu là phù sa bồi đắp bởi hệ thống sông Mã và sông Yên.
- Vùng ven biển: Gồm 06 huyện, thị xã giáp biển (TP Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia) diện tích tự nhiên 1.180,8 km2. Vùng ven biển có địa hình khá bằng phẳng chủ yếu là đất sa bồi và đất cát, gần bờ có một sốđảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,...) tổng diện tích các đảo 810 ha.
3.1.2. Điều kiện thủy văn
a) Hệ thống sông
Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dầy, có 5 sông lớn là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng và sông Chàng với tổng chiều dài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hằng năm 19,52 tỉ m3. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).
b) Hệ thống suối
Thanh Hoá là tỉnh có địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam nên có rất nhiều suối và khe suối lớn nhỏ. Có 264 khe suối thuộc 4 hệ thống sông: Sông
Yên, Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Bạng. Trong đó, các suối chủ yếu như: Suối Sim, suối Quanh, suối Xia… cùng một số sông như: Sông Luồng, Sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông Âm... (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).
c) Hệ thống hồ, đập
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công trình hồ, đập dâng, trạm bơm do các Doanh nghiệp Nhà nước quản lý như: Công ty khai thác thuỷ nông Sông Chu, Công ty Thuỷ nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã và chính quyền địa phương các cấp; Hồ chứa có 525 hồ, trong đó các hồđập lớn đang hoạt động như: Hồ thuỷ lợi, thuỷđiện Cửa Đặt; Hồ sông Mực; Hồ Cống Khê; Hồ Yên Mỹ, Các hồ đang thi công như: Hồ thuỷ điện Trung Sơn,… (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).
d) Tài nguyên biển
Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nẫm, Tĩnh Gia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km2. Vùng biển và ven biển Thanh Hoá có tài nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên du lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng hải.
Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Thanh Hoá có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng và phát triển vận tải biển, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực Nghi Sơn. Ngoài ra, dọc bờ biển còn có 5 cửa lạch lớn là Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép và Lạch Bạng, đã và đang là tụđiểm giao lưu kinh tế và là những trung tâm nghề cá của tỉnh, đồng thời cũng là những khu vực thuận lợi cho xây dựng cảng biển với quy mô khác nhau.
3.1.3. Điều kiện khí hậu và thời tiết
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 04 mùa trong năm, trong đó 02 mùa rõ rệt hơn là mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng; mùa đông lạnh và ít mưa. Theo quan trắc của
Trung tâm KTTV Thanh Hóa những năm gần đây (2015 - 2019), điều kiện thời tiết, thủy văn Thanh Hóa có những đặc trưng sau:
a) Chếđộ nhiệt
Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình 23,70C nhưng có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ cao hơn vùng núi từ 0,5 - 1,50C. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng VI - VII) là 30 - 310C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng XII năm trước đến tháng II năm sau) là 170 C. Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, từ 8 - 100C vào các tháng mùa đông. Tổng tích ôn cả năm khoảng 8.600 - 8.7000C ở vùng đồng bằng ven biển, giảm xuống còn 8.0000C và thấp hơn ở vùng núi phía Tây; số giờ nắng cao, trung bình từ 1.310 -1.460 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng VI) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng XII) là 46 giờ. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).
b) Độẩm
Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.
c) Chế độ mưa
Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI - IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V - X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng VIII, có 15 - 19 ngày mưa với lượng mưa lớn, thậm chí có thể lên tới 440 - 677mm. (Sở TN&MT Thanh Hóa, 2019).